Thực trạng về trách nhiệm của KTV độc lập đối với việc phát hiện gian lận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết việt nam , (Trang 51 - 57)

lận và sai sót trên BCTC các cơng ty niêm yết VN

2.3.1. Trách nhiệm nghề nghiệp

Để phát hoạ thực trạng về trách nhiệm nghề nghiệp của KTV độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trên BCTC các cơng ty niêm yết VN, tác giả đã tiến hành gửi Phiếu khảo sát bằng thư điện tử đến 20 cá nhân hiện là KTV và trợ lý kiểm toán. Như đã đề cập ở mục 2.1, nội dung ở phần 3 của Phiếu khảo sát (tham khảo Phụ lục 3) tập trung vào trách nhiệm của KTV đối với gian lận, sai sót. Các

câu hỏi ở phần 3 (từ câu 16 đến câu 31) được thiết kế theo trình tự thực thiện các thủ tục kiểm toán về việc xác định và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn gây ra, bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến giai đoạn hồn tất kiểm tốn. Nội dung các câu hỏi chủ yếu dựa vào VSA 240 và tài liệu hướng dẫn thực hiện VSA 240 của VACPA về các thủ tục kiểm tốn theo trình tự như tìm hiểu về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường hoạt động của đơn vị, tìm hiểu về hệ thống kiểm sốt nội bộ, thủ tục phân tích, thủ tục đánh giá rủi ro, thử nghiệm cơ bản... Qua đó, nhằm rút ra những hạn chế cũng như các yếu tố tác động đến trách nhiệm của KTV đối với gian lận, sai sót trên BCTC. Kết quả khảo sát như sau:

- 100% các KTV cho rằng hợp đồng kiểm toán ký kết với các công ty niêm yết đã thể hiện chi tiết, đầy đủ các điều khoản liên quan đến trách nhiệm của công ty kiểm tốn như thực hiện cơng việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán, pháp

luật và các quy định có liên quan, trách nhiệm thông báo cho khách hàng về nội dung và kế hoạch kiểm tốn, bố trí KTV và các trợ lý có năng lực và kinh nghiệm thực hiện kiểm tốn, thực hiện cơng việc kiểm toán theo nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo mật số liệu, trách nhiệm yêu cầu khách hàng xác nhận các giải trình đã cung cấp trong quá trình thực hiện kiểm tốn, thời gian phát hành BCKT.

- Căn cứ các điều khoản đã thoả thuận với khách hàng trên hợp đồng kiểm toán, 65% KTV cho rằng việc thực hiện các điều khoản này đạt mức độ tốt. Trong khi 35% còn lại đưa ra ý kiến với mức độ thực hiện là rất tốt.

- Thủ tục được KTV sử dụng nhiều nhất trong việc phát hiện gian lận, sai sót trọng yếu trên BCTC các cơng ty niêm yết đó là thủ tục phỏng vấn BGĐ, Ban quản trị và các cá nhân khác trong đơn vị được kiểm toán. Kế đến là thủ tục phân tích.

- Đối với việc phân tích chỉ số tài chính để xác định và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn gây ra, KTV chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất.

- Trong quá trình tìm hiểu về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường hoạt động của đơn vị để xác định và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn gây ra, KTV thường tập trung tìm hiểu về đặc điểm của đơn vị và kiểm soát nội bộ.

- Để thu thập các bằng chứng kiểm toán cũng như đánh giá rủi ro về việc thiết kế và thực hiện các kiểm soát trong hệ thống kiểm sốt nội bộ tại các cơng ty niêm yết, KTV chủ yếu thực hiện thủ tục phỏng vấn nhân sự của đơn vị và quan sát việc áp dụng các kiểm soát cụ thể.

- Trong quá trình tìm hiểu về hệ thống thông tin của công ty niêm yết liên quan đến quá trình lập và trình bày BCTC, 100% các KTV đều tiến hành tìm hiểu các quy trình kinh doanh của đơn vị.

- Đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu từ gian lận đã được đánh giá, biện pháp xử lý mà KTV thường thực hiện đó là thiết kế nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tương ứng với kết quả rủi ro đã đánh giá.

do gian lận hoặc nhầm lẫn, KTV chủ yếu quan tâm đến các bút toán được thực hiện ở các tài khoản khơng phù hợp, bất thường hoặc ít khi sử dụng; các bút tốn có các ước tính quan trọng và các điều chỉnh cuối kỳ.

- Đối với các thủ tục kiểm toán được thiết kế dựa trên kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn, kết quả khảo sát cho thấy 100% các KTV thực hiện đầy đủ các các thủ tục đã thiết kế.

- Để xem xét dấu hiệu về rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận gây ra nhưng chưa được phát hiện, KTV ln ln thực hiện thủ tục phân tích ở giai đoạn cuối cuộc kiểm toán.

- 90% KTV có tổ chức thảo luận giữa các thành viên trong nhóm kiểm tốn và thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán về nội dung và cách thức mà BCTC cơng ty niêm yết dễ có sai sót trọng yếu do gian lận gây ra.

- Khi được hỏi về thái độ hoài nghi nghề nghiệp đối với trường hợp KTV đã biết về tính trung thực và chính trực của BGĐ và Ban quản trị của công ty niêm yết trong các cuộc kiểm tốn trước, thì phần lớn KTV cho rằng cần duy trì thái độ hồi nghi nghề nghiệp ở mức trung bình.

2.3.2. Trách nhiệm pháp lý

Trên cơ sở thu thập thơng tin trên các tạp chí chứng khốn, tạp chí tài chính, đầu tư chứng khốn, kiểm tốn, Cổng thơng tin đầu ngành về tài chính chứng khoán trực tuyến (Vietstock), trang web của Hội KTV hành nghề Việt Nam về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của KTV trong q trình kiểm tốn cho các đơn vị niêm yết, tác giả tổng hợp được các nội dung sau:

Để minh hoạ cho trách nhiệm pháp lý của KTV thì vụ việc về Cơng ty CP Bông Bạch Tuyết (BBT) là một ví dụ điển hình. Theo kết luận tại Biên bản kiểm tra của Đồn thanh tra UBCKNN về việc duy trì điều kiện niêm yết cổ phiếu, thực hiện nghĩa vụ của tổ chức niêm yết của BBT thì Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn (A&C) là đơn vị kiểm tốn BCTC của BBT năm 2005, trong q trình kiểm tốn, KTV đã không cẩn trọng trong việc kiểm toán BCTC. Cụ thể, KTV khơng đưa khoản loại trừ chi phí quảng cáo vào BCTC kiểm tốn năm 2005. Ngồi ra, A&C

cũng khơng có thư quản lý sau kiểm tốn.

Riêng năm 2006 và 2007, BBT được thực hiện kiểm tốn bởi Cơng ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (AISC). Theo đánh giá của Đoàn thanh tra, các ý kiến loại trừ của KTV trong báo cáo kiểm tốn của BBT là thơng tin khơng đầy đủ, gây hiểu nhầm cho nhà đầu tư. Kết quả kinh doanh năm 2006 của BBT sau khi hồi tố chênh lệch rất lớn, từ lãi sang lỗ, KTV ước lượng ảnh hưởng các khoản ngoại trừ đều có thể ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh, nhưng chưa nêu rõ trong báo cáo kiểm tốn. Ngồi ra, Đồn thanh tra cũng đánh giá một số khiếm khuyết khác như: BCTC được kiểm tốn năm 2007 có một số khoản điều chỉnh hồi tố từ năm 2006, nhưng thư kiểm tốn đã khơng nêu rõ vấn đề này; AISC không cung cấp thư quản lý theo hợp đồng kiểm tốn năm 2006; AISC khơng thơng báo ngay cho UBCK khi phát hiện tại BBT có những sai phạm trọng yếu.

Đối với những sai phạm của cơng ty kiểm tốn A&C trong q trình kiểm tốn BCTC năm 2005 cho BBT, KTV ký báo cáo kiểm toán là bà Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh và KTV thực hiện soát xét hồ sơ và ký duyệt, phát hành báo cáo kiểm tốn năm 2005 của BBT là ơng Lê Minh Tài (Phó tổng giám đốc A&C) đã bị UBCKNN khiển trách và không chấp thuận tư cách KTV được chấp thuận trong 2009 và 2010.

Về phía cơng ty kiểm tốn AISC, KTV ký báo cáo kiểm tốn là ơng Nguyễn Quang Tuyên và KTV thực hiện soát xét hồ sơ và ký duyệt, phát hành báo cáo kiểm toán năm 2006 của BBT là ơng Nguyễn Hữu Trí (Giám đốc AISC) cũng bị UBCKNN không chấp thuận tư cách KTV được chấp thuận trong hai năm 2009 và 2010 về về những sai sót trong q trình kiểm tốn BCTC năm 2006 của BBT.

Nhìn lại vụ việc của Công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông (DVD). BCTC năm 2008 và 2009 của DVD do Cơng ty TNHH kiểm tốn và tư vấn (A&C) và Công ty TNHH Enrst & Young kiểm toán. Mặc dù A&C chỉ kiểm toán BCTC năm 2008 của DVD với ý kiến chấp nhận toàn phần, nhưng đến năm 2011 khi sự việc DVD phát sinh, A&C đã phải đem toàn bộ hồ sơ kiểm tốn ra Hà nội và giải trình chi tiết theo yêu cầu của UBCKNN vào tháng 04/2011; đến tháng 10/2011 A&C lại tiếp tục giải trình chi tiết với Đồn kiểm tra phối hợp giữa Vụ chế độ Kế toán và

Kiểm toán, VACPA và UBCKNN. Cả hai lần kiểm tra và giải trình đều có Biên bản cụ thể và cả hai lần đều được đánh giá tốt về chất lượng hồ sơ và bằng chứng kiểm toán. Điều này cho thấy KTV của A&C đã tuân thủ đầy đủ thủ tục, trình tự kiểm toán cũng như thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo hợp lý BCTC, xét trên phương diện tổng thể, khơng cịn có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn gây ra. Rủi ro KTV không phát hiện ra hành vi gian lận là do từ phía DVD ngồi việc thực các thủ thuật gian lận tinh vi như đã trình bày ở mục 2.1.1.1, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Lê Văn Dũng cùng với Phó Tổng GĐ kiêm Kế toán trưởng Cao Hồng Vân và Trưởng ban Kiểm sốt đã thơng đồng giả mạo tài liệu, chữ ký, con dấu của cơ quan, tổ chức khác nhằm thực hiện hành vi gian lận có hệ thống. Sự thơng đồng này có thể làm cho KTV tin rằng bằng chứng kiểm toán là thuyết phục trong khi thực tế đó là những bằng chứng giả.

Tuy khơng bị truy cứu về trách nhiệm nhưng trong thời gian đó cơng ty kiểm tốn A&C vẫn khơng được Bộ Tài chính chấp thuận trong danh sách các cơng ty kiểm tốn được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khốn cơng bố đợt 1 mà phải đợi đến tháng 01/2012 A&C mới được chấp thuận trong danh sách đợt 2 nhưng khơng có tên 2 KTV đã ký BCKT cho DVD.

Một trường hợp điển hình khác là BCTC năm 2009 của Công ty Cổ phần Kim Tín Hưng n có sai sót một số chỉ tiêu trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC. Ngồi ra, đơn vị chưa trình bày về các bên liên quan và giao dịch giữa các bên có liên quan, chi phí sản xuất theo yếu tố trên Thuyết minh BCTC. Tuy nhiên, trên BCKT năm 2009 của Công ty Cổ phần Kim Tín Hưng Yên ký ngày 15/03/2010 do KTV Nguyễn Hồng Quang (Chứng chỉ KTV số 0576/KTV) của Công ty TNHH BDO VN lập đã không ghi ý kiến của KTV về các sai phạm nêu trên của Cơng ty Cổ phần Kim Tín Hưng n.

Hoặc trường hợp BCKT BCTC 2010 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nam An do KTV Nguyễn Phương Lan Anh (Chứng chỉ KTV số 0673/KTV) của Cơng ty Kiểm tốn Mỹ AA lập đã không ghi đầy đủ ý kiến của KTV về những sai phạm của

Công ty Cổ phần Chứng khoán Nam An trong việc cho các cổ đơng nội bộ và người có liên quan vay tiền (Khoản phải thu nội bộ chiếm 99% khoản phải thu).

Trên BCKT BCTC 2010 của Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Chiến Thắng do KTV Nguyễn Thị Phấn (Chứng chỉ KTV số 0928/KTV) của Công ty TNHH Kiểm tốn và Kế tốn Hà Nội lập đã khơng ghi ý kiến của KTV về các sai phạm của Công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tư Chiến Thắng về việc cho các bên liên quan vay tiền và không thuyết minh các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng lớn.

Đối với 3 trường hợp sai phạm vừa nêu tại Công ty TNHH BDO VN, Công ty Kiểm tốn Mỹ AA và Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Kế tốn Hà Nội, các KTV đã khơng thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình là ghi ý kiến vào BCKT khi phát hiện tổ chức niêm yết khơng tn thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến BCTC được kiểm tốn.

Căn cứ quy định nêu tại Khoản 4 Điều 13 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC về Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngày 04/01/2012 các KTV Nguyễn Hồng Quang (Công ty TNHH BDO VN), Nguyễn Phương Lan Anh (Cơng ty kiểm tốn Mỹ AA) và Nguyễn Thị Phấn (Cơng ty kiểm tốn và Kế toán Hà Nội) đã bị UBCKNN xử phạt vi phạm hành chính 60 triệu đồng/KTV theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 02/08/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khốn. Ngồi ra, họ cịn bị đình chỉ có thời hạn tư cách được chấp thuận của KTV theo quy định tại Khoản 4 Điều 35 Nghị định 85/2010/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, thực trạng về trách nhiệm của KTV trong cuộc kiểm tốn BCTC các cơng ty niêm yết còn được thể hiện qua kết quả cuộc kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của VACPA. Năm 2012, VACPA đã tiến hành kiểm tra chất lượng dịch vụ và hoạt động của 15 công ty kiểm tốn, trong đó có 4 cơng ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khốn đó là Cơng ty TNHH Kiểm tốn VACO (VACO), Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Kế tốn Hà Nội (CPA HN), Cơng ty TNHH Kiểm tốn Quốc

gia Việt Nam (Mekong NAG), Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn (A&C). Công tác kiểm tra tập trung vào việc kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát chất lượng và kiểm tra tuân thủ chuẩn mực kiểm toán. Theo báo cáo kết quả kiểm tra tình hình hoạt động năm 2012 của VACPA ban hành ngày 25/06/2013, một số tồn tại, hạn chế tại các công ty kiểm tốn được chấp thuận:

 Khơng có văn bản hướng dẫn về quy trình chấp nhận, duy trì khách hàng;  Có văn bản quy định về hệ thống kiểm soát chất lượng khá đầy đủ, nhưng chỉ mang tính hình thức và thực tế khơng triển khai thực hiện, ban lãnh đạo chưa thể hiện sự quan tâm đến chất lượng dịch vụ kiểm tốn, khơng sốt xét hồ sơ kiểm toán

 Lưu trữ hồ sơ trên phần mềm nhưng chưa có chính sách bảo mật, hạn chế truy cập đối với các hồ sơ đã hồn thành, chưa có biện pháp kiểm sốt đối với các dữ liệu lưu tại máy tính cá nhân;

 Hồ sơ kiểm kê khơng có báo cáo kiểm kê, khơng có phiếu kiểm kê, khơng có giấy làm việc, các ghi chép đánh giá mức độ nghiêm túc, tin cậy của kết quả kiểm kê;

 Đưa ra ý kiến loại trừ đối với các khoản mục nợ phải thu, nợ phải trả, vay trong khi không áp dụng thủ tục gửi thư xác nhận hoặc thủ tục thay thế.

Theo Quyết định xử lý kỷ luật khiển trách/cảnh cáo các Hội viên có sai phạm về chất lượng dịch vụ kiểm tốn BCTC năm 2012 cơng bố diện bị cảnh cáo có 1 cơng ty và 14 KTV, diện bị khiển trách có 8 cơng ty và 14 KTV. Trong số 8 cơng ty bị khiển trách có Cơng ty TNHH Kiểm tốn Mekong NAG (nay là Công ty TNHH Kiểm tốn quốc gia VIA) thuộc nhóm 4 cơng ty được chấp thuận trong đợt kiểm tra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết việt nam , (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)