Các hình thức xử lý vi phạm đối với KTV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết việt nam , (Trang 49 - 51)

2.2. Tổng quan các quy định liên quan đến trách nhiệm của KTV độc lập đối vớ

2.2.3. Các hình thức xử lý vi phạm đối với KTV

Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29 tháng 03 năm 2011

Điều 60 Luật kiểm toán độc lập quy định cá nhân vi phạm có thể bị xử lý theo các hình thức sau:

 Cảnh cáo;  Phạt tiền;

 Thu hồi chứng chỉ KTV, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm tốn, đình chỉ đăng ký hành nghề hoặc cấm tham gia hoạt động kiểm tốn độc lập.

Ngồi ra, cá nhân vi phạm quy định của Luật kiểm tốn độc lập thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà cịn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngồi việc bị xử lý theo các quy định nêu trên còn bị đăng tải trên trang thơng tin điện tử của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nghị định 105/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/09/2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế tốn, kiểm tốn độc lập

Theo Điều 30 Nghị định 105/2013/NĐ-CP, các hình thức xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo mật của KTV bao gồm:

 Cá nhân tiết lộ thơng tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán (trừ trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật) thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

 Đình chỉ hành nghề kiểm tốn trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với KTV hành nghề sử dụng thơng tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thành viên tham gia cuộc kiểm toán thực hiện hành vi can thiệp vào hoạt động kinh doanh của khách hàng, đơn vị được kiểm tốn trong q trình thực hiện kiểm tốn.

 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với KTV hành nghề thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

Thực hiện kiểm tốn cho khách hàng khi khơng bảo đảm tính độc lập, khơng đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi khách hàng, đơn vị được kiểm tốn có u cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật.

 Đình chỉ hành nghề kiểm tốn trong thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với KTV hành nghề thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

Thơng đồng, móc nối với đơn vị được kiểm tốn để làm sai lệch tài liệu kế toán, BCTC, hồ sơ kiểm toán và báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán;

Giả mạo, khai man hồ sơ kiểm toán.

Quyết định 89/2007/QĐ-BTC ban hành ngày 24/10/2007 về việc ban hành quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán

Điều 12 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC quy định KTV hành nghề bị đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm tốn có thời hạn nếu vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Điều 13 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC như đã trình bày ở mục 2.2.2.

Nghị định 108/2013/NĐ-CP ban hành ngày 23/09/2013 về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khoán

Điều 35 Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định KTV hành nghề được chấp thuận bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau:

 Không thông báo cho đơn vị được kiểm tốn khi phát hiện hành vi khơng tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan đến việc lập, trình bày BCTC được

kiểm tốn hoặc khơng kiến nghị đơn vị có biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa, xử lý sai phạm hoặc không ghi ý kiến vào BCKT hoặc thư quản lý theo quy định của chuẩn mực kiểm toán trong trường hợp đơn vị được kiểm tốn khơng sửa chữa, xử lý sai phạm.

 Không thông báo, thông báo không kịp thời bằng văn bản cho đơn vị được kiểm toán hoặc cho người thứ ba hoặc cho UBCKNN khi có nghi ngờ hoặc phát hiện đơn vị được kiểm tốn có sai phạm trọng yếu do không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến BCTC đã được kiểm tốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết việt nam , (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)