3.1.1. Minh bạch tối đa thông tin trên BCTC của doanh nghiệp
Việc nâng cao trách nhiệm của KTV đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trên BCTC phải nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là cung cấp thông tin minh bạch, đáng tin cậy cho nhà đầu tư. Một khi nhà đầu tư có thể sử dụng thơng tin đáng tin cậy từ các BCTC của công ty niêm yết, phục vụ cho việc ra quyết định của mình, thì việc đầu tư trở nên hiệu quả hơn, từ đó, góp phần vào sự phát triển của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khốn là kênh cung cấp thơng tin không chỉ cho nhà đầu tư mà cịn cho các đối tượng có nhu cầu về thơng tin doanh nghiệp. Và sự nhạy cảm của thông tin này đối với quyết định của nhà đầu tư thể hiện vai trò quan trọng của sự minh bạch trong việc công bố thông tin ra thị trường.
Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay, các cơng ty niêm yết với áp lực tài chính rất lớn khi mục tiêu của các cơng ty này là duy trì thị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và thu hút niềm tin của nhà đầu tư. Do đó, họ có động cơ, áp lực để thực hiện hành vi gian lận. Ngoài ra, các mối quan hệ kinh tế phức tạp làm cho gian lận trở nên phức tạp và khó phát hiện, làm sai lệch thông tin BCTC một cách trọng yếu. Do đó, các giải pháp nâng cao trách nhiệm của KTV đối với gian lận cần tập trung vào mục tiêu cao nhất là cung cấp thông tin đáng tin cậy cho nhà đầu tư ra quyết định thích hợp.
3.1.2. Hội nhập chuẩn mực kiểm toán quốc tế trên cơ sở phù hợp với trình độ quản lý kinh tế và pháp lý của Việt Nam quản lý kinh tế và pháp lý của Việt Nam
Thực tế cho thấy VN đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế theo xu hướng hội nhập tồn cầu. Vì thế, các quy định về chuẩn mực kiểm tốn nói chung và thủ tục kiểm tốn nói riêng phải phù hợp với thơng lệ quốc tế. Tuy nhiên, do Việt Nam là quốc gia theo định hướng XHCN, các quy định này phải phù hợp
Điều cần thiết và quan trọng nhất trước hết phải làm đó là tiếp tục hồn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tốn độc lập, điển hình là hồn thiện nội dung của các chuẩn mực kiểm toán phù hợp chuẩn mực kiểm toán quốc tế trong đó có các chuẩn mực liên quan đến gian lận. Tuy nhiên, cần xem xét đến tính chất đặc thù của mơi trường kinh doanh và luật pháp Việt Nam hiện hành để có sự bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo gian lận được phát hiện trong thực tế.
3.1.3. Tăng cường kiểm soát chất lượng của cơ quan quản lý nhà nước và hội nghề nghiệp nghề nghiệp
Vào ngày 15/05/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 32/2007/QĐ- BTC về Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. VACPA đã đảm nhiệm việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán thường niên từ năm 2007 đến nay. Thơng qua kiểm sốt chất lượng, Hội nghề nghiệp cần giúp cơng ty kiểm tốn sửa chữa và chấn chỉnh ngay các tồn tại, sai sót, nhằm hồn thiện chất lượng dịch vụ kiểm toán. Tuy nhiên, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là một vấn đề phức tạp, cần có sự tham gia của nhiều tổ chức. Việc kiểm sốt chất lượng ln là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của các cơng ty kiểm tốn mà của cả Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán.