Đánh giá chung về trách nhiệm của KTV độc lập đối với việc phát hiện gian

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết việt nam , (Trang 57 - 62)

gian lận, sai sót trên BCTC các cơng ty niêm yết VN

2.4.1. Ưu điểm

Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành 37 chuẩn mực kiểm tốn mới và chính thức có lực từ năm 2014. Hệ thống chuẩn mực mới được nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật theo phiên bản ISA năm 2009. Việc ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới đã thực sự trở thành cơng cụ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ

kiểm toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, rút ngắn khoảng cách chuyên mơn về nghề nghiệp kiểm tốn giữa các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, VACPA cũng đã ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán mới giúp tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho KTV và doanh nghiệp kiểm tốn trong q trình thực hiện các yêu cầu của chuẩn mực. Mặt khác, nhằm tạo điều kiện cho KTV và doanh nghiệp thuận tiện tra cứu các tài liệu này một cách nhanh chóng, hiệu quả, VACPA cũng đã hệ thống hóa tồn bộ các văn bản về hệ thống chuẩn mực mới và các tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn mực thông qua việc xây dựng công cụ hỗ trợ tra cứu văn bản EBOOK 1.2.

Ngồi ra, Luật kiểm tốn độc lập cũng quy định chi tiết trách nhiệm của KTV, giúp KTV nhận thức rõ vai trị và trách nhiệm của mình trong cuộc kiểm tốn. Nghị định 105/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế tốn, kiểm toán độc lập ra đời đã cụ thể hoá các biện pháp xử lý vi phạm trách nhiệm của KTV khi hành nghề, giúp KTV nắm rõ các hình thức xử phạt trong từng trường hợp cụ thể góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình hành nghề, tránh việc thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài ra, Nghị định này còn dành mục riêng để quy định về chế tài xử phạt đối với những vi phạm trong lĩnh vực kiểm tốn đơn vị có lợi ích cơng chúng.

Trong thời gian qua, đối với các sai phạm liên quan đến trách nhiệm của KTV khi hành nghề kiểm toán, UBCKNN và Bộ Tài chính đã có những động thái tích cực trong việc xử lý hành vi vi phạm của KTV. Ngoài việc chịu phạt hành chính, KTV cịn bị đình chỉ tư cách được chấp chấp kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

2.4.2. Tồn tại

Nghị định 17/2012/NĐ-CP ban hành ngày 13/03/2012 mặc dù với tên gọi là quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập nhưng nội dung chưa thấy đề cập và làm rõ trách nhiệm của KTV đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trên BCTC các đơn vị có lợi ích cơng chúng, chưa thấy quy định cụ thể về đánh giá sai sót, vi phạm của cơng ty kiểm toán, KTV và mức độ xử

lý vi phạm khi thực hiện kiểm toán DN niêm yết.

Đối với mục quy định về hành vi vi phạm trong kiểm tốn BCTC của đơn vị có lợi ích cơng chúng, Nghị định 105/2013/NĐ-CP chỉ mới tập trung các quy định chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm về hồ sơ đăng ký tham gia kiểm tốn cho đơn vị lợi ích cơng chúng; hành vi vi phạm quy định về tính độc lập, hành vi thơng đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, BCTC, hồ sơ kiểm toán và báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán, chưa thấy quy định các chế tài khi KTV khơng thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc phát hiện gian lận, sai sót trên BCTC các đơn vị có lợi ích cơng chúng. Ngồi ra, nghị định này còn quy định biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, số lợi bất hợp pháp đó được xác định như thế nào, nếu không nộp lại sẽ bị xử lý ra sao thì Nghị định 105/2013/NĐ-CP vẫn chưa quy định cụ thể.

Việc thiếu các quy định nêu trên có thể là nguyên nhân khiến sai sót trên báo cáo kiểm toán vẫn tái diễn, nhưng số vụ xử phạt lại rất ít.

Hiện nay chưa có cơ quan nào đứng ra nghiên cứu các cơng trình về gian lận, cập nhật và phân tích các kỹ thuật gian lận ở Việt Nam nhằm giúp KTV trong việc phát hiện gian lận. Chính vì thế, mặc dù trong thực tế, KTV được yêu cầu phải thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm toán liên quan đến gian lận, tuy nhiên, vì KTV chưa có nguồn dữ liệu liên quan đến các thủ thuật gian lận để tham khảo, nghiên cứu dẫn đến cuộc kiểm toán trở nên kém hiệu quả hơn, các thủ tục kiểm toán được thiết kế và thực hiện chưa đủ đảm bảo tất cả các sai sót trọng yếu do gian lận gây ra đều được phát hiện.

Đối với các sai phạm liên quan đến trách nhiệm của KTV, việc xử lý sai phạm của UBCKNN và Bộ Tài chính cịn trì trệ, chẳng hạn như vụ việc DVD hay các sai phạm về ý kiến kiểm toán tại Cơng ty TNHH BDO VN, Cơng ty kiểm tốn Mỹ AA, Công ty kiểm toán và Kế toán Hà Nội như đã trình bày ở mục 2.3.2, thì các sai phạm này phát sinh từ năm 2009, 2010 nhưng đến năm 2012, UBCKNN mới ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đình chỉ có thời hạn tư cách được

chấp thuận đối với KTV. Nghĩa là những sai phạm này đã diễn ra từ 1 đến 2 năm. Kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán được xem là rào cản để ngăn ngừa, phát hiện những sai phạm trong việc cung cấp dịch vụ kiểm tốn góp phần bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Tuy nhiên, qua cuộc kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của VACPA cho thấy số lượng cơng ty kiểm tốn được chấp thuận mà VACPA lựa chọn tiến hành kiểm tra thực sự cịn rất hạn chế.

Ngồi ra, kết quả khảo sát ở Phụ lục 4 về trách nhiệm của KTV đối với gian lận, sai sót trên BCTC các cơng ty niêm yết cho thấy:

 Mặc dù thủ tục phỏng vấn thường được KTV sử dụng trong việc phát hiện gian lận và sai sót. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện, KTV thường gặp phải một số khó khăn như đơn vị được kiểm tốn khơng hỗ trợ, hạn chế về thời gian kiểm toán, KTV thiếu kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn làm ảnh hưởng đến chất lượng kết quả của cuộc phỏng vấn.

 Thủ tục phân tích cũng gặp phải hạn chế trong quá trình thực hiện, xuất phát từ các nguyên nhân: dữ liệu so sánh phục vụ cho việc phân tích khơng đầy đủ, giới hạn về thời gian kiểm tốn, KTV thiếu kỹ năng phân tích. Việc phân tích chỉ số tài chính chỉ dừng lại ở phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất, chưa sử dụng nhiều phương pháp phân tích tính hợp lý.

 KTV chưa chú trọng đến việc tiếp cận rủi ro theo rủi ro kinh doanh. Đây là cách tiếp cận hiệu quả, thơng qua việc tìm hiểu các yếu tố bên trong và ngoài đơn vị như sự phát triển ngành nghề, vấn đề phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, việc mở rộng phạm vi kinh doanh, những yêu cầu mới về kế toán, quy định pháp lý đang chi phối đơn vị, những yêu cầu về tài chính của đơn vị trong thời điểm hiện tại và trong tương lai, vấn đề sử dụng công nghệ thơng tin…sẽ giúp KTV có được những hiểu biết về rủi ro kinh doanh ảnh hưởng đến mục tiêu, chiến lược của đơn vị, qua đó làm tăng khả năng phát hiện rủi ro có sai sót trọng yếu, vì hầu hết những rủi ro kinh doanh sẽ gây ra hậu quả tài chính, do đó làm ảnh hưởng tới BCTC của đơn vị.

 Ngoài ra, KTV cũng chưa chú trọng nhiều đến công tác phân công và giám sát nhân sự dựa trên kiến thức, kỹ năng và năng lực của từng thành viên trong

nhóm kiểm tốn.

 Trong quá trình thu thập các bằng chứng kiểm toán về mặt thiết kế và thực hiện các kiểm soát trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểm toán, KTV chưa thực sự chú ý đến thủ tục kiểm tra các giao dịch trên hệ thống thông tin liên quan đến BCTC.

 Khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản, KTV chưa để ý đến các bút toán được được lập bởi các cá nhân khác với cá nhân lập các bút tốn ghi sổ hằng ngày. Bởi đây có thể là dấu hiệu của việc khống chế hệ thống kiểm soát nội bộ của thành viên BGĐ nhằm điều chỉnh kết quả kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua khảo sát các quy định liên quan đến trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót trên BCTC cho thấy việc ban hành khn khổ pháp lý cao, chặt chẽ sẽ góp phần nâng cao nhận thức của KTV về trách nhiệm của mình trong q trình hành nghề, đồng thời góp phần hạn chế thiệt hại cho nền kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập. Ngồi ra, tổng quan về gian lận, sai sót cũng như thực trạng về trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận, sai sót trên BCTC các cơng ty niêm yết đã khái quát các thủ thuật gian lận mà các công ty niêm yết VN thường sử dụng, đồng thời nêu ra những tồn tại về trách nhiệm của KTV đối với gian lận, sai sót. Qua đó, góp phần đề xuất được những giải pháp thích hợp cho Chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA KTV ĐỘC LẬP ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HIỆN GIAN LẬN VÀ SAI SÓT TRONG KIỂM

TỐN BCTC CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT VN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết việt nam , (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)