Hội chứng loét sinh dục s −ng hạch bẹn

Một phần của tài liệu Chăm sóc sức khỏe phụ nữ (Trang 95 - 98)

Hội chứng loét sinh dục lμ tình trạng có các vết loét vùng sinh dục, hậu môn hoặc một số vị trí ngoμi sinh dục nh− môi, l−ỡi, họng… gây ra bởi các tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đ−ờng tình dục, th−ờng gặp nh− Giang mai, Herpes, hoặc trực khuẩn hạ cam.

1. Triệu chứng

− Có một hoặc nhiều vết loét vùng sinh dục, hậu môn hoặc một số vị trí ngoμi sinh dục nh− môi, l−ỡi, họng… có thể kèm theo đau hoặc không đau.

− Hạch bẹn to, th−ờng lμ hạch to một bên, cũng có thể cả hai bên. Tuỳ theo tác nhân gây bệnh mμ tính chất hạch khác nhau: đau hoặc không đau, có mủ hoặc không có mủ, có loét hoặc không, di động hoặc dính vμo da.

− Khám vết loét để xác định: + Số l−ợng + Vị trí + Hình dáng + Kích th−ớc + Mật độ cứng hay mềm

+ Đáy sạch hoặc có mủ, cứng hay gồ ghề

+ Bờ nổi cao hay không, tròn hay nham nhở

+ Đau hay không đau

+ Vết loét mới hay tái phát

2. Chẩn đoán

2.1. Vết loét do giang mai (còn gọi lμ săng giang mai) − Vết loét th−ờng có hình tròn hoặc bầu dục. − Vết loét th−ờng có hình tròn hoặc bầu dục.

− Đáy vết loét phẳng so với mặt da, không có bờ nổi gờ lên hoặc lõm xuống, không đau, không ngứa, không có mủ. Đáy thâm nhiễm cứng (còn gọi lμ săng cứng) lμ dấu hiệu quan trọng nhất để chẩn đoán.

− Vết loét có thể tự khỏi sau 6 – 8 tuần kể cả không điều trị.

− Kèm theo vét loét có thể có biểu hiện hạch to, th−ờng lμ hạch bẹn, di động, không đau, không hoã mủ.

2.2. Vết loét do hạ cam (còn gọi lμ săng mềm)

− Th−ờng nhiều vết loét do tự lây nhiễm. Đáy lởm chởm, nhiều mủ. Bờ nham nhở. Rất đau (đây lμ dấu hiệu quan trọng).

− Hạch bẹn to 1 bên, sau 1 vμi tuần hạch có thể tạo thμnh ổ áp xe, vỡ mủ tạo thμnh lỗ rò, lâu lμnh.

2.3. Vết loét do Herpes

− Th−ờng bắt đầu bằng đám mụn n−ớc nhỏ hình chùm nho. Cảm giác rát bỏng, ngứa nhiều. Sau đó dập vỡ tạo thμnh các vết trợt (loét) nông, mềm, bờ có nhiều cung, có thể tự khỏi nh−ng rất hay tái phát.

3. Điều trị

3.1. Nguyên tắc điều trị

− Đối với tất cả các tr−ờng hợp loét sinh dục cần điều trị cho cả bạn tình. − Nếu xác định đ−ợc nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân

− Nếu vết loét không xác định đ−ợc do hạ cam hay giang mai thì điều trị đồng thời hạ cam vμ giang mai.

3.2. Phác đồ điều trị giang mai

Dùng một trong các thuốc sau:

− Benzathine Penicilin G 2,4 triệu đơn vị tiêm bắp liều duy nhất, hoặc − Procain penicilin G 1,2 triệu đơn vị tiêm bắp 1 lần/ ngμy 10 ngμy liên tiếp, hoặc

− Doxycyclin100mg uống 4 lần / ngμy trong 15 ngμy.

Chú ý: không dùng Doxycyclin cho phụ nữ có thai vμ cho con bú, trẻ d−ới 7 tuổi.

3.3. Phác đồ điều trị hạ cam

− Dùng một trong các thuốc d−ới đây:

− Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất, hoặc − Azithromycine 1g uống liều duy nhất, hoặc

− Erythromycine 500mg uống 4 lần/ ngμy x 7 ngμy, hoặc − Spectinomycine 2g tiêm bắp liều duy nhất, hoặc

− Ciprofloxacine 500mg uống ngμy 2 lần x 3 ngμy.

Chú ý: không dùng Ciprofloxacine cho phụ nữ có thai, đang cho con

bú vμ ng−ời d−ới 18 tuổi

3.4. Phác đồ điều trị Herpes sinh dục

− Dùng một trong các thuốc sau đây:

− Acyclovir 400mg uống 3 lần/ ngμy trong 7 ngμy (nếu mắc lần đầu), trong 5 ngμy (với tr−ờng hợp tái phát).

− Acyclovir 200mg uống 5 lần/ ngμy trong 7 ngμy (nếu mắc lần đầu) trong 5 ngμy (với tr−ờng hợp tái phát).

− Famcyclovir 250mg uống 3 lần/ ngμy trong 7 ngμy (nếu mắc lần đầu) trong 5 ngμy (với tr−ờng hợp tái phát), hoặc

− Valacyclovir 1g uống 2 lần/ ngμy trong 7 ngμy (nếu mắc lần đầu) trong 5 ngμy (với tr−ờng hợp tái phát).

Các thuốc điều trị Herpes hiện nay không có khả năng diệt virus mμ chỉ có hiệu quả lμm giảm triệu chứng bệnh vμ giảm thời gian bị bệnh. Cần điều trị cμng sớm cμng tốt cho tr−ờng hợp mới mắc Herpes sơ phát.

4. Chuyển tuyến

Chuyển tuyến khi:

− Không có sẵn các thuốc trên đây.

− Các triệu chứng không giảm sau 1 đợt điều trị. − Herpes tái phát từ 6 lần trở lên trong 1 năm.

− Tr−ờng hợp bệnh giang mai vμ hạ cam không đáp ứng với điều trị hoặc Herpes sinh dục có biểu hiện lâm sμng nặng vμ lan toả thì có khả năng ng−ời bệnh bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV.

− Tr−ờng hợp phụ nữ có thai sắp sinh bị Herpes cần chuyển tuyến vì nguy cơ gây lây nhiễm cao cho thai nhi.

− Phụ nữ có thai bị giang mai.

Một phần của tài liệu Chăm sóc sức khỏe phụ nữ (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)