Tình hình phát triển kênh bán hàng siêu thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho kênh bán hàng siêu thị tại công ty unilever việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 41)

2.1. TỔNG QUAN KÊNH SIÊU THỊ CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM

2.1.2. Tình hình phát triển kênh bán hàng siêu thị

Khái niệm siêu thị: Có nhiều các định nghĩa khác nhau về siêu thị nhƣng đều hàm chứa 3 nội dung tổng quát: dạng cửa hàng bán lẻ, áp dụng phƣơng thức tự phục vụ và hàng hóa phổ biến. Trong qui chế “Siêu thị, trung tâm thƣơng mại” của Bộ Thƣơng mại đã định nghĩa “Siêu thị là loại cửa hàng Siêu thị, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lƣợng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật, trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có phƣơng thức phục vụ văn minh thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”.

Chuỗi siêu thị: là tập hợp các siêu thị của một nhà phân phối đƣợc đặt ở các địa bàn khác nhau nhƣng áp dụng phƣơng thức kinh doanh thống nhất.

Hệ thống siêu thị: dùng để chỉ mạng lƣới của hàng bán lẻ hợp nhất áp dụng phƣơng pháp bán hàng tự phục vụ các hàng hóa tiêu dùng phổ biến của ngƣời dân. Căn cứ vào quy mơ (diện tích kinh doanh và tập hợp hàng hóa), hệ thống siêu thị gồm có siêu thị nhỏ, siêu thị và đại siêu thị.

Kênh bán hàng là tập hợp các điểm bán hàng có những đặc điểm chung, có thể đáp ứng tốt nhất mong muốn giống nhau của một đối tƣợng ngƣời mua hàng nào đó.

-37-

Sơ đồ 2.4: Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng

(Nguồn: Phan Thanh Lâm & Phan Nguyễn Đại Nghĩa (2009), Giám Đốc Bán Hàng & Kỹ Năng Quản Lý Của Hàng – Siêu thị, NXB PN.

Hầu hết các công ty kinh doanh hàng tiêu dùng có xu hƣớng phân chia mơ hình tổ chức bán hàng theo các kênh phân phối riêng biệt, gồm ba kênh chính: Kênh bán hàng truyền thống bao gồm các cửa hàng tạp hóa đƣờng phố, các kios trong chợ, những điểm bán lẻ. Kênh bán hàng Siêu thị và kênh bán hàng mở rộng (tất cả những điểm bán hàng khác nhƣ nhà hàng, khách sạn, những cửa hàng nằm ở vùng sâu vùng xa chƣa bao phủ sản phẩm cũng nhƣ hệ thống phân phối bán hàng).

-38-

(Nguồn: cơ cấu tổ chức phịng bán hàng - cơng ty Unilever Việt Nam)

Unilever phân chia kênh bán hàng siêu thị căn cứ theo qui mô kinh doanh của từng khách hàng riêng biệt. Kênh bán hàng Metro phục vụ bán sỉ, bán buôn cho những đối tƣợng mua đi bán lại, đóng góp doanh số khá lớn gần 50% trong doanh số bán hàng của kênh phân phối Siêu thị này. Kênh “Key account” là những siêu thị bán hàng trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng với quy mô, chiến lƣợc và số lƣợng siêu thị lớn. Đây là những chuỗi siêu thị chính đang tăng trƣởng và phát triển rất mạnh tại Việt Nam nhƣ BigC, SGcoop…đóng góp doanh số khoảng 35% nhƣng đóng góp tăng trƣởng đến hơn 60% cho cơng ty. Ngồi ra, những siêu thị độc lập khác, bao gồm trong và ngoài nƣớc, rãi rác trên toàn quốc của các doanh nghiệp khác nhau, những chuỗi cửa hàng tiện ích nhỏ tuy đóng góp doanh số ít (15%) nhƣng số lƣợng lên đến hàng trăm siêu thị và đáp ứng mọi nhu cầu khác của ngƣời tiêu dùng: Siêu thị nhà sách (Nhân Văn, Nguyễn Văn Cừ…), cửa hàng chuyên doanh thực phẩm ( CoopFood, Hapro, New Cho…), cửa hàng tiện ích ( Shop&Go, 24h, Circle K…) đang góp phần vào sự đa dạng hóa kênh bán lẻ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho ngƣời tiêu dùng Việt Nam.

-39-

Hình 2.2: Mơ hình phân chia kênh bán hàng siêu thị công ty Unilever Việt Nam. Việt Nam.

(Nguồn: cơ cấu tổ chức phòng bán hàng, kênh siêu thị - công ty Unilever Việt Nam)

Kênh Siêu thị Việt Nam hình thành và có mặt từ những năm 2000 và tăng trƣờng nhanh chóng với mức độ thu hút và hấp dẫn đầu tƣ cao trong toàn thị trƣờng hàng tiêu dùng nhanh nói chung. Năm 2009, trong khi nền kinh tế thế giới suy thoái, kênh bán hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam vẫn tăng trƣởng 5,3% và thị trƣờng bán lẻ Việt Nam đƣợc đánh giá hấp dẫn thứ 14 trên thế giới (sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc…). Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG – Fast Moving Consumpmer Goods) tại Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng cao và liên tục trong những năm qua, đặc biệt năm 2010 mức tăng trƣởng lên đến 15%. Với chính sách mở cửa của Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thƣơng mại quốc tế (WTO), các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới đã và sẽ đến Việt Nam: Metro, BigC, Giant, Carrefour, Tesco, Wal- Mart,…Điều này dự báo một viễn cảnh cạnh tranh rất khốc liệt trong thời gian tới, đồng thời cũng dự báo cơ hội phát triển mạnh mẽ, góp phần vào tăng trƣởng kinh tế Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động và phục vụ tốt hơn nhu cầu mua sắm, an tồn, thúc đẩy những ngành cơng nghiệp liên quan phát triển. Tuy tăng trƣởng cao trong những năm qua, nhƣng so với các nƣớc trong khu vực, tiềm năng tăng trƣởng Việt Nam vẫn còn mạnh mẽ, chƣa khai thác hết tiềm năng. Mức trung bình các nƣớc trong khu vực khoảng 35-40% nhƣng so với các nƣớc, Việt Nam chỉ tăng trƣởng ở mức 15%, nên vẫn cịn nhiều cơ hội chờ đợi phía

-40-

trƣớc nếu đầu tƣ và có chiến lƣợc phù hợp.

Biểu đồ 2.2: So sánh mức độ tăng trƣởng Kênh Siêu thị Việt Nam so với khu vực

Nguồn: báo cáo nghiên cứu thị trường Nielsen 2010- phịng CMI cơng ty Unilever VN

Tốc độ tăng trƣởng cũng phản ánh thông qua mức độ gia tăng số lƣợng Siêu thị liên tục cao qua các năm. Đồng thời, số lƣợng siêu thị và chuỗi siêu thị mở rộng trên toàn quốc, bƣớc đầu đã bao phủ các tình thành và bắt đầu tiến đến bao phủ cấp huyện, dự báo cho giai đoạn dành chiếm vị trí, bao phủ khu vực bán hàng đang trong giai đoạn quyết liệt nhất.

Biều đồ 2.3: Số lƣợng siêu thị gia tăng tại Việt Nam qua các năm gần đây

-41-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho kênh bán hàng siêu thị tại công ty unilever việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)