Hợp đồng quyền chọn lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lải suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 38)

1.2. Quản trị Rủi ro lãi suất của NHTM

1.2.5.4. Hợp đồng quyền chọn lãi suất

Quyền chọn lãi suất là một công cụ cho phép người mua nó có quyền (nhưng khơng bắt buộc) được mua hoặc bán một số lượng tài sản tài chính tại thời điểm xác

định trong tương lai, với một mức giá được xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận

hợp đồng. Xuất hiện từ những năm 1970, các hợp đồng quyền chọn lãi suất phổ

biến là những hợp đồng mua bán chứng khoán, các khoản cho vay hay các hợp

đồng tương lai.

Để có quyền chọn, người mua phải trả một khoản phí (Option premium –

quyền phí). Có 2 loại quyền chọn lãi suất:

Quyền chọn mua lãi suất (Call option)

Là một cơng cụ cho phép người mua nó có quyền (nhưng không bắt buộc)

được mua một số lượng tài sản tài chính (chứng khốn, khoản cho vay, hợp đồng

tương lai) vào ngày đáo hạn của hợp đồng với một mức giá được xác định trước.

Người bán quyền phải sẵn sàng bán chứng khoán nếu người mua thực hiện quyền. Ngân hàng sẽ mua quyền chọn mua khi dự đoán trong tương lai lãi suất thị trường sẽ giảm, vì lúc đó giá trị thị trường của các chứng khoán, các khoản cho vay hay các hợp đồng tương lai sẽ tăng, việc thực hiện quyền sẽ mang lại thu nhập cho ngân hàng vì vẫn được hưởng lãi suất đầu tư ở thời điểm lãi suất chưa giảm.

Quyền chọn bán lãi suất (Put option)

Là một cơng cụ cho phép người mua nó có quyền (nhưng không bắt buộc)

được bán một số lượng tài sản tài chính (chứng khoán, khoản cho vay, hợp đồng

tương lai) vào ngày đáo hạn của hợp đồng với một mức giá được xác định trước.

Người bán quyền phải sẵn sàng mua chứng khoán nếu người mua thực hiện quyền.

Ngân hàng sẽ mua quyền chọn bán khi dự đoán trong tương lai lãi suất thị

trường sẽ tăng, vì lúc đó giá trị thị trường của các chứng khoán, các khoản cho vay hay các hợp đồng tương lai sẽ giảm, việc thực hiện quyền sẽ mang lại thu nhập cho ngân hàng từ việc tìm kiếm trên thị trường các chứng khoán, khoản cho vay, hợp

đồng tương lai với lãi suất thấp rồi bán lại cho người phát hành quyền chọn với giá

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tóm lại, Chương 1 đã trình bày rất cụ thể cở sở lý luận về rủi ro, rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất của NHTM. Nội dung chủ yếu được trình bày ở đây là

đi sâu vào công tác quản trị rủi ro lãi suất, tìm hiểu nguyên nhân, ảnh hưởng và mục

tiêu quản lý rủi ro lãi suất, cách thức sử dụng các mơ hình đo lường rủi ro lãi suất cũng như các phương pháp nhằm kiểm sốt, phịng ngừa rủi ro có thể xãy ra. Trên

cơ sở đó sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng có thể tìm ra được mơ hình, giải pháp

phù hợp với tình hình thực tế và đặc thù của đơn vị, đảm bảo cho ngân hàng tối đa

hóa lợi nhuận, hoặc chí ít là ổn định về mặt thu nhập. Sự vận dụng cơ sở lý thuyết trên vào thực tế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Đà Nẵng sẽ

được phân tích trong chương 2 thông qua việc đánh giá thực trạng công tác quản trị

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH

ĐÀ NẴNG (VCB ĐÀ NẴNG)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lải suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 38)