1.2. Quản trị Rủi ro lãi suất của NHTM
1.2.5.3. Hợp đồng hoán đổi lãi suất
Hoán đổi lãi suất là một thỏa thuận giữa hai bên, trong đó bên này cam kết
thanh tốn cho bên kia khoản tiền lãi phải trả theo lãi suất cố định (hay thả nổi) tính trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoản thời gian nhất định.
Hợp đồng hoán đổi lãi suất ra đời khoảng đầu năm 1980 ở thị trường trái
phiếu châu Âu, cho phép các ngân hàng (hay doanh nghiệp) có mức độ xếp hạng tín
nhiệm khác nhau hỗ trợ nhau bằng cách trao đổi những đặc điểm có lợi nhất trong
hợp đồng vay vốn của mình, hoặc thường được các ngân hàng (hay doanh nghiệp)
sử dụng để điều chỉnh kỳ hạn thực tế của tài sản và nợ (khe hở kỳ hạn). Nói một
cách khác, hợp đồng hốn đổi lãi suất cho phép các bên tham gia có thể chuyển lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi (thường là lãi suất Libor) hoặc ngược lại, từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định và làm cho kỳ hạn của tài sản và nợ trở nên phù hợp hơn.
Để hạn chế về rủi ro lãi suất, các ngân hàng sẽ trực tiếp tham gia vào các hợp đồng hoán đổi, đồng thời cũng có thể đứng ra làm trung gian để phục vụ cho các
khách hàng tham gia hợp đồng để thu phí dịch vụ.
Trường hợp 1:
Vận dụng hợp đồng hốn đổi lãi suất để giảm chi phí huy động vốn của 2
có lợi nhất trong hợp đồng huy động vốn. Ví dụ: Giả sử có 2 ngân hàng
- Ngân hàng A: mức xếp hạng tín nhiệm cao (AAA) nên có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường mở với lãi suất thấp.
- Ngân hàng B : mức xếp hạng tín nhiệm thấp (BBB) nên phải phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường mở với lãi suất cao.
Như vậy, qua một tổ chức trung gian, ngân hàng B sẽ thực hiện trao đổi các khoản thanh toán lãi với ngân hàng A: Ngân hàng B đồng ý thanh tốn chi phí lãi
vay dài hạn cố định cho ngân hàng A (chi phí này vẫn thấp hơn chi phí khi ngân
hàng A trực tiếp huy động vốn), ngược lại, ngân hàng A cam kết thanh tốn cho
ngân hàng B chi phí trả lãi vay ngắn hạn thả nổi cho ngân hàng B (chi phí lãi này vẫn thấp hơn chi phí khi ngân hàng B trực tiếp huy động vốn).
Kết quả là ngân hàng A – có mức xếp hạng tín nhiệm cao (do có khe hở kỳ
hạn dương) nhận được khoản vốn huy động với chi phí lãi vay dài hạn cố định
nhưng sẽ phải thanh tốn chi phí lãi vay ngắn hạn thả nổi áp dụng cho ngân hàng B – có mức xếp hạng tín nhiệm thấp (do có khe hở kỳ hạn âm).
Trường hợp 2:
Vận dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất để điều chỉnh sự bất cân xứng giữa kỳ hạn thực tế của tài sản và nợ (khe hở kỳ hạn). Một ngân hàng có khe hở kỳ hạn âm (Kỳ hạn hồn vốn trung bình của tài sản < Kỳ hạn hồn trả trung bình của Nợ) sẽ bị giảm sút thu nhập khi lãi suất thị trường giảm, và ngược lại, ngân hàng khác có khe hở kỳ hạn dương (Kỳ hạn hồn vốn trung bình của tài sản > Kỳ hạn hồn trả trung bình của Nợ) sẽ bị gia tăng chi phí khi lãi suất thị trường tăng. Hai ngân hàng sẽ tiến hành ký kết một hợp đồng hoán đổi lãi suất:
Ngân hàng có khe hở kỳ hạn dương (do kỳ hạn nợ quá ngắn), qua hợp đồng hoán đổi lãi suất sẽ chuyển giao các khoản trả lãi biến đổi để lấy các khoản trả lãi cố
định. Ngân hàng có khe hở kỳ hạn âm (do kỳ hạn tài sản quá ngắn), qua hợp đồng
hoán đổi lãi suất sẽ chuyển giao các khoản thu nhập có lãi suất biến đổi để lấy các khoản thu nhập dài hạn có lãi suất cố định.