Về công tác quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lải suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 63)

2.3. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại VCB Đà Nẵng

2.3.2.1. Về công tác quản trị rủi ro lãi suất

- Chưa có sự quan tâm tồn diện về quản trị rủi ro lãi suất của bộ máy lãnh

đạo ngân hàng. Sự thiếu quan tâm thể hiện ở chỗ ngân hàng chưa xây dựng một quy

trình quản trị rủi ro lãi suất từ khâu phân tích định hướng rủi ro lãi suất, dự báo xu hướng rủi ro lãi suất, giám sát và điều tiết rủi ro một cách thường xuyên trên cơ sở

hạn mức rủi ro đã được xây dựng nhằm hạn chế rủi ro lãi suất theo một một tiêu

chuẩn đã được xác định. Các bước quản trị rủi ro lãi suất chưa được ngân hàng quan tâm thực hiện đầy đủ và kịp thời, chưa xây dựng chính sách quản lý rủi ro lãi suất. Thực tế cho thấy việc quản trị rủi ro lãi suất không được hoạch định một cách riêng

lẻ, mà hoạt động này được thực hiện xem kẽ trong quản trị huy động vốn và cho

vay, vì thế rất khó khăn trong việc tách bạch thực tế về hoạt động quản trị này. VCB

Đà Nẵng chủ yếu tập trung cho quản trị tín dụng và thanh khoản, chưa chú ý đến

quản trị rủi ro lãi suất, vì thế chính sách lãi suất của Ngân hàng cũng chỉ nhằm vào

mục tiêu là làm thế nào để mở rộng được nguồn vốn và mở rộng cho vay. Ngân

hàng sử dụng lãi suất như một công cụ cạnh tranh với ngân hàng khác để tăng thị

phần mà chưa quan tâm đến chính sách lãi suất như vậy đã ảnh hưởng đến Tài sản Nợ - Tài sản Có như thế nào.

- Chi nhánh chưa xác định hạn mức rủi ro và cơ chế giám sát rủi ro thích hợp. Bất kỳ chương trình quản trị rủi ro nào cũng đòi hỏi phải xác lập hạn mức rủi ro nhằm làm cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp kiểm sốt thích hợp. Quản trị rủi

ro lãi suất cũng vậy, là vì lãi suất thị trường luôn biến động, điều này cũng đồng

nghĩa với rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện liên tục với các mức độ khác nhau. Hạn mức rủi ro được thiết lập sẽ giúp nhà quản trị nhận biết được mức độ thiệt hại mà đơn vị

đang đối diện cũng như thời điểm cần thiết để có biện pháp kiểm soát rủi ro (khi

hạn mức rủi ro vượt quá hạn mức cho phép). NHTM Việt Nam nói chung và VCB nói riêng vẫn chưa thiết lập hạn mức rủi ro trong quá trình quản trị rủi ro lãi suất.

- Chưa ứng dụng các mơ hình lượng hóa rủi ro để phân tích, định lượng, đánh giá cụ thể mức độ rủi ro lãi suất trên cơ sở biến động lãi suất. Hiện nay, chi

nhánh đã bước đầu có những nhận thức về rủi ro lãi suất nhưng việc lượng định rủi

ro chưa được xây dựng một cách bài bản để có cách kiểm sốt thích hợp. Việc

lượng định rủi ro lãi suất chỉ dừng lại ở công tác rà soát cơ cấu nguồn và sử dụng

nguồn để xác định khuynh hướng rủi ro và dừng lại ở việc phân tích chung chứ

chưa đi vào lượng định rủi ro có thể xãy ra ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của ngân hàng. Hầu như ngân hàng chưa xác định giá trị tài sản có, tài sản nợ ngân hàng thay đổi như thế nào khi lãi suất thị trường thay đổi.

- Công tác kiểm soát rủi ro lãi suất chưa hiệu quả

VCB chưa thực hiện một cách toàn diện những biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Cụ thể, về các biện pháp nội bảng, chủ yếu ngân hàng mới chỉ dừng ở việc áp dụng chính sách lãi suất thả nổi cho vay trung - dài hạn mà chưa có biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Các khoản vay có lãi suất thả nổi giúp cho ngân hàng quản lý độ nhạy cảm lãi suất của

mình, nhưng chỉ dưới dạng chuyển rủi ro lãi suất cho người đi vay. Khi người đi

vay gặp rủi ro lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả lãi và gốc cho ngân hàng.

Về các biện pháp ngoại bảng, cho đến nay VCB Đà Nẵng chưa ứng dụng phổ biến

các nghiệp vụ phái sinh hiện đại để phòng chống rủi ro lãi suất.

- Công tác thông tin, dự báo trong ngân hàng còn hạn chế, làm ảnh hưởng

đến công tác quản trị rủi ro lãi suất

Để quản trị rủi ro lãi suất đòi hỏi ngân hàng khơng chỉ quan tâm đến tình

hình thực tế mà cịn phải có những dự báo cho tương lai. Lãi suất là một biến số kinh tế rất nhạy cảm vì chịu tác động của nhiều nhân tố, khi các nhân tố này biến

động sẽ kéo theo các lực thị trường tác động đến lãi suất thay đổi và làm lãi suất

thay đổi theo. Do đó để dự báo lãi suất được tốt, khơng chỉ địi hỏi người làm cơng tác này có phương pháp thu thập, xử lý thơng tin tốt mà hệ thống thu thập thông tin

của chi nhánh cũng đáp ứng yêu cầu công tác này. Trong khi đó, chi nhánh cũng

báo lãi suất, chưa xây dựng được phương pháp dự báo một cách bài bản, khoa học.

Chưa thiết lập được hệ thống thôn tin bên trong và bên ngồi ngân hàng để phân

tích hoạt động ngân hàng và dự báo biến động lãi suất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lải suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)