Công tác tổ chức hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại VCB Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lải suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)

2.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NH VCB Đà Nẵng

2.2.2. Công tác tổ chức hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại VCB Đà Nẵng

Cơ chế lãi suất của NHNN thời gian qua đã tạo động lực cho chi nhánh chủ

động trong việc xác định lãi suất cũng như xây dựng chiến lược lãi suất kinh doanh.

Sau đây là những đánh giá về công tác quản lý lãi suất tại chi nhánh: - Về cách quản lý lãi suất:

Lãi suất kinh doanh do hội sở quy định thống nhất trên toàn hệ thống, khống

chế ở một số loại hình tiền gởi và cho vay. Các chi nhánh trực thuộc cũng có thể đưa ra các mức lãi suất vượt khung lãi suất quy định nhưng phải trình Hội sở quyết định.

- Về phương thức quản lý lãi suất:

Phương thức quản lý lãi suất của chi nhánh hầu hết theo cách cố định lãi suất hoàn toàn (đặc biệt là lãi suất tiền gửi). Thời gian gần đây chi nhánh đã vận dụng lãi

suất thả nổi đối với hình thức cho vay trung, dài hạn, theo đó lãi suất được điều

chỉnh tăng khi lãi suất cơ bản do NHNN công bố tăng trong từng thời kỳ. Đây được xem là một bước tiến trong quản lý lãi suất tại chi nhánh.

- Về việc xác định lãi suất trong kinh doanh:

Hiện nay, lãi suất chi nhánh được xác định trên cơ sở lãi suất tiền vay, tiền

gửi thực dương và trên cơ sở lãi suất cơ bản cũng như định hướng lãi suất của

NHNN công bố trong từng thời kỳ.

- Phương pháp xác định lãi suất cho vay

cho vay được xác định:

Lãi suất tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng Lãi suất cơ bản nhân 1,5 theo quy định của NHNN. Thường thì chi nhánh lấy mức tối đa của lãi suất tính theo công thức trên.

Lãi suất cho vay thỏa thuận (cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay

thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng...) được áp dụng riêng.

Lãi suất cho vay trung, dài hạn = Lãi suất cơ bản + một số nhất định.

Tuy nhiên, việc xác định số nhất định cũng khơng có cơ sở khoa học cụ thể nào, mỗi chi nhánh trực thuộc làm một cách.

Kỹ thuật định giá đối với các khoản cho vay hiện nay của chi nhánh hầu như theo phương pháp dựa vào sự tham khảo lãi suất của các NHTM cạnh tranh trên cùng địa bàn là chính.

+ Phương pháp xác định lãi suất tiền gửi: Việc xác định lãi suất tiền gửi của chi nhánh còn rất đơn giản. Lãi suất tiền gửi được xác định trên cơ sở tham khảo lãi

suất của các NHTM trên địa bàn, lãi suất cơ bản NHNN công bố từng thời kỳ.

Nhưng thực tế ở các chi nhánh, việc hoạch định lãi suất tiền gửi chủ yếu căn cứ vào dự kiến mức lãi suất đầu ra và chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra. Tỷ lệ chênh lệch này ước lượng đủ để đảm bảo các chi phí dự trữ, bảo hiểm, quản lý huy động vốn,

đảm bảo ngân hàng có lãi...

Trên cơ sở lãi suất tiền gửi của các ngân hàng khác, Hội sở đề ra các mức lãi

suất của mình có tính đến các yếu tố như uy tín, năng lực tài chính, thị phần hoạt

động mình đang có.

Cùng với hoạt động cho vay, hoạt động thu hút khách hàng tiền gửi của chi nhánh cũng đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt với các NHTM trên địa bàn. Vì thế ngồi việc cạnh tranh về lãi suất, chi nhánh còn thu hút khách hàng qua việc đa dạng hóa loại hình tiền gửi: Tiết kiệm Bậc thang, Tiết kiệm dự thưởng, giao dịch tiền gửi nhiều nơi (đối với cả tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh tốn.... Khách hàng có thể gửi, rút ở bất kỳ chi nhánh nào thuộc hệ thống VCB). Khách hàng gửi tiền sẽ nhận quà tặng, hoặc được trả lãi trước... Dù ở hình thức nào, các ngân hàng khi đưa

suất hiệu dụng về tiền gửi sẽ tăng lên nên phải hết sức thận trọng.

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là kết quả tương tác giữa cung - cầu quỹ cho vay. Nhận thức được điều đó, các NHTM để tồn tại và phát triển phải

hoạch định chính sách kinh doanh, trong đó có phương pháp quản lý lãi suất phù

hợp , các xác định lãi suất hợp lý. Đó là cơ sở để tổ chức quản trị rủi ro lãi suất tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lải suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)