2.3. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại VCB Đà Nẵng
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Chi nhánh chưa nhận thức một cách đầy đủ vai trò của rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh tại VCB Đà Nẵng vẫn chủ yếu với các dịch vụ truyền thống (nhận tiền gởi, cho vay và cung cấp dịch vụ) nên lãnh đạo ngân hàng hầu như chỉ quan tâm đến các quyết định về đầu tư, huy động vốn và công tác quản trị rủi ro cũng chỉ dừng lại ở rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản... chứ chưa thật sự quan tâm
đến rủi ro lãi suất, thể hiện qua việc chi nhánh chưa ban hành chính sách, xây dựng
quy trình... cho hoạt động quản trị rủi ro này. Điều này xuất phát từ nhận thức chưa
đầy đủ về vai trò của rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Đội ngũ quản trị điều hành và nhân viên của đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản trị rủi ro lãi suất.
Vấn đề rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ, đặc biệt là kiến thức về quản trị ngân hàng hiện đại của cán bộ điều hành cũng như cán bộ nhân viên cịn rất hạn chế do
được đào tạo khơng bài bản hoặc đào tạo với những kiến thức đã cũ. Vì vậy, việc
nhận biết, đánh giá rủi ro của các cán bộ nhân viên còn nhiều hạn chế. Trên thực tế, muốn biết được mức độ tổn thất của rủi ro lãi suất để có biện pháp phịng chống thì
các ngân hàng phải tính tốn được rủi ro lãi suất tác động như thế nào đến thu nhập ròng cũng như giá trị tài sản của ngân hàng. Để xác định một cách chính xác những tác động này đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải thực sự am hiểu về quản lý TSN -
TSC của ngân hàng, đồng thời có kiến thức nhất định về tài chính để nắm vững
những kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất bằng việc sử dụng mơ hình. Đây là vấn đề
tương đối mới và phần lớn cán bộ ngân hàng đều chưa được trang bị kỹ về kiến
thức này. Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết của cán bộ nhân viên về các nghiệp vụ
phái sinh cịn hạn chế, chưa am hiểu về tài chính, pháp lý, về thị trường giao dịch,
đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh.
+ Cơng nghệ thơng tin chưa đáp ứng được công tác điều hành và quản lý rủi ro.
Mặc dù VCB đã sử dụng phần mềm T24 tuy nhiên vẫn chưa cung cấp đầy đủ
những số liệu cần thiết cho việc đo lường và lượng hóa rủi ro lãi suất một cách chính xác. Chẳng hạn, hiện này chưa có số liệu thống kê về thời gian còn lại của các khoản
vay cũng như thời hạn còn lại của các nguồn vốn huy động và vốn vay. Đối với các
khoản mục tài sản được thanh tốn theo nhiều kỳ hạn, ví dụ như cho vay trả góp, cho vay trung, dài hạn... ngân hàng cũng chưa có số liệu tổng hợp về giá trị luồng thanh toán ứng với từng kỳ hạn. Hệ thống thơng tin, trình độ cơng nghệ ngân hàng chưa đáp
ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong xu thế hội nhập.
+ Chưa có bộ phận quản trị rủi ro lãi suất chuyên trách thực hiện việc đo
lường rủi ro lãi suất, dự báo sự thay đổi của lãi suất.
Hiện nay, VCB Đà Nẵng chưa có phịng ban nào thực hiện việc đo lường
này, việc quyết định về nguồn vốn huy động và cho vay là do hội sở chỉ đạo thông qua lãi suất điều chuyển vốn nội bộ làm cho ngân hàng không chủ động trong việc huy động vốn với nguồn vốn có chi phí rẻ hơn buộc phải huy động từ hội sở chính, rất bị động trong cho vay. Do đó, nếu lãi suất biến động thì rủi ro cho ngân hàng sẽ rất lớn vì khơng có cơ sở để đưa ra giải pháp phù hợp đối với vị thế rủi ro mà ngân hàng đang phải gánh chịu .
+ Hoạt động kiểm toán nội bộ của ngân hàng còn nhiều hạn chế. Chủ yếu là kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ tín dụng, chứng từ kế tốn giao dịch chứ chưa có sự kiểm tra đánh giá rủi ro lãi suất của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Sự biến động ngày càng phức tạp của lãi suất thị trường tạo ra nguy cơ rủi ro lãi suất rất lớn cho các NHTM. Thực tế đó, cùng với xu thế quốc tế hóa hoạt động ngân hàng đòi hỏi các NHTM phải nắm bắt được những phương pháp quản trị tiên tiến. Một trong số đó là phương pháp quản trị rủi ro lãi suất.
Qua phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại VCB Đà Nẵng cho thấy
chi nhánh bước đầu cũng đã xây dựng được chính sách lãi suất, đưa ra các tiêu
chuẩn về định giá tiền gửi và cho vay đồng thời có sự thống nhất trong quản lý lãi suất giữa hội sở với chi nhánh. Trong công tác quản trị rủi ro lãi suất, chi nhánh cũng bước đầu quan tâm đến việc theo dõi, nhận diện rủi ro để có sự kiểm sốt.
Bên cạnh đó, cơng tác quản trị rủi ro lãi suất tại chi nhánh cũng cịn nhiều hạn chế như chưa hồn thiện về mặt tổ chức quản trị rủi ro, chưa xây dựng được
quy trình cũng như cách đo lường và kiểm soát rủi ro.... Thực tế này xuất phát từ
những nguyên nhân chủ quan như nhận thức của nhà quản trị ngân hàng, trình độ
đội ngũ quản trị, nhân viên,trình độ cơng nghệ thơng tin cịn chưa đáp ứng yêu cầu.
Bên cạnh đó, mơi trường pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro lãi suất chưa hoàn thiện, thị trường tiền tệ Việt Nam chưa phát triển cũng là yếu tố ảnh hưởng quyết
định đến thực trạng trên.
Việc đánh giá những mặt tồn tại và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế
đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp cho công tác quản trị rủi ro lãi suất tại chi nhánh
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VCB ĐÀ NẴNG