Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt đáp ứng yêu cầu cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lải suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 75)

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại VCB Đà Nẵng

3.2.2.1. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt đáp ứng yêu cầu cạnh tranh

tranh trong giai đoạn hiện nay

Chính sách lãi suất hợp lý và linh hoạt sẽ giúp chi nhánh tránh được rủi ro lãi suất. Chính sách lãi suất hợp lý và linh hoạt là chính sách lãi suất phù hợp với khả năng tài chính, đảm bảo lợi nhuận và phù hợp với tình hình cạnh tranh trong từng

giai đoạn của chi nhánh, có sự phân biệt lãi suất theo từng đối tượng khách hàng

cũng như nhóm khách hàng để đạt được mục tiêu kinh doanh trong từng thời kỳ. Vì vậy, trong thời gian tới, chi nhánh cần xây dựng chính sách lãi suất theo hướng:

Chính sách lãi suất phải linh hoạt đối với từng đối tượng và nhóm khách

hàng khác nhau. Hiện nay, chi nhánh đã thực hiện chính sách này nhưng chủ yếu phân biệt lãi suất đối với kỳ hạn, đối với đối tượng khách hàng thì chỉ phân biệt lãi

suất đối với pháp nhân và cá nhân, số tiền gửi.... Để chính sách này phát huy hiệu quả, chi nhánh cần:

- Thực hiện phân loại và xếp hạng khách hàng theo nhiều tiêu thức khác nhau (Ví dụ như thâm niên quan hệ khách hàng, theo mức độ rủi ro, theo ngành nghề). Hiện chi nhánh đã có phần mềm chấm điểm khách hàng nhưng chỉ áp dụng

đối với khách hàng vay và chấm điểm còn mang nhiều cảm tính.

- Xây dựng và hồn thiện chính sách khách hàng - kể cả khách hàng tiền gởi và tiền vay - trên cơ sở chiến lược và mục tiêu kinh doanh. Từ đó đề ra chính sách lãi suất huy động và cho vay phù hợp.

Nâng cao quyền tự chủ của các chi nhánh trực thuộc trong việc quyết định lãi suất huy động và cho vay vốn. Trước đây, VCB có lúc đã siết chặt các mức lãi suất

đối với chi nhánh trực thuộc. Thời gian đến, cách quản lý lãi suất của chi nhánh nên

thay đổi theo hướng: Nâng cao quyền tự chủ của chi nhánh này thông qua việc mở rộng biên độ hay chỉ đưa ra biên độ đối với một số loại hình tiền gởi và cho vay cơ bản. Bản thân Hội sở cũng như các chi nhánh cần nâng cao quyền tự chủ của giao dịch viên. Chi nhánh không nên ấn định một thang lãi suất và bắt buộc khách hàng phải chấp nhận mức lãi suất ấy, mà giao dịch viên có thể giao dịch với khách hàng với một biên độ lãi suất biến đổi trong khn khổ chính sách khách hàng hay những tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng mà chi nhánh đưa ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lải suất tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)