Kết quả các thông số hồi quy KQCV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý với chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc nghiên cứu với nhân viên ngành dầu khí tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 59)

hình Chưa chuẩn hóa Chuẩn hóa t Sig. Collinearity Statistics B Độ lệch

chuẩn Beta Tolerance VIF

1

Hằng số 0,954 0,189 5,035 0,000

CLDSCV1 0,383 0,057 0,347 6,685 0,000 0,677 1,478

CLDSCV2 0,393 0,050 0,409 7,875 0,000 0,647 1,568 Qua bảng 4.9 cung cấp cho chúng ta thông tin về hệ số hồi quy mà phương pháp OLS ước lượng được, độ dốc và hằng số được thể hiện trong cột B. Khi xét giá Sig. của

2 biến thì kết quả hồi quy cho thấy cả 2 biến độc lập: nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến

thức đều tương quan thuận đến kết quả công việc. Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Phương trình hồi quy tuyến tính được thể hiện như sau:

KQCV = 0,954+ 0,383CLDSCV1 + 0,393CLDSCV2

Trong 2 nhân tố tác động, thì cả 2 nhân tố nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến thức đều có tác động mạnh đến kết quả công việc (hệ số hồi quy B : 0,383 và 0,393). Kết quả cơng việc có tương quan thuận với nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến thức. Nghĩa là nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến thức của nhân viên được thỏa mãn ở mức cao thì kết quả cơng viên cũng tăng lên. Như vậy giả thuyết được chấp nhận, 2 nhân tố này có mối quan hệ dương với kết quả cơng việc.

Đánh giá độ phù hợp của mơ hình, kết quả hồi quy của chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc với R2 hiệu chỉnh là 0,446 nghĩa là mơ hình chỉ giải thích được 44,6% sự thay đổi của biến kết quả công việc bởi 2 biến của chất lượng đời sống công việc ( nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến thức ) và mơ hình phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95% (được trình bày ở Phụ lục 6)

4.6 Kiểm định các giả thuyết

4.6.1 Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình (Phân tích phương sai)

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai vẫn là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Ý tưởng của kiểm định này về mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là nó xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với tồn bộ tập hợp các biến độc lập hay không.

Giả thuyết Ho: β1= β2= β3=… βn

Nếu giả thuyết Ho bị bác bỏ chúng ta có thể kết luận là kết hợp của các biến hiện có trong mơ hình có thể giải thích được thay đổi của biến phụ thuộc, điều này cũng có nghĩa là mơ hình ta xây dựng phù hợp với tập dữ liệu.

Mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý ( biến độc lập) với nhu cầu cuộc sống (biến phụ thuộc)

Bảng 4.10 : Kết quả phân tích Annova yếu tố tâm lý và nhu cầu cuộc sống (chất lượng đời sống công việc)

ANOVA

Mơ hình Tổng bình phương Df Tổng giá trị trung bình F Sig. 1 Hồi quy Phần dư Tổng 39,545 59,221 98,766 4 299 303 9,886 0,198 49,914 0,000 Biến độc lập: TN, LQ, TT, HV Biến phụ thuộc: CLDSCV1

Bảng 4.10 trị thống kê F được tính từ giá trị R square của mơ hình đầy đủ, giá trị sig. < 0.05 cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng tất cả các hệ số hồi qui bằng 0 (ngoại trừ hằng số), mơ hình hồi qui tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý ( biến độc lập) với nhu cầu kiến thức (biến phụ thuộc)

Tương tự như vậy, tác giả tiến hành đánh giá và có kết quả sau

Bảng 4.11: Kết quả phân tích Annova yếu tố tâm lý và nhu cầu kiến thức (chất lượng đời sống công việc)

ANOVA

Mơ hình Tổng bình phương Df Tổng giá trị trung bình F Sig.

1 Hồi quy Phần dư Tổng 43,014 87,520 130,534 4 299 303 10,753 0,293 36,7 38 0,000 Biến độc lập: TN, LQ, TT, HV Biến phụ thuộc: CLDSCV2

Bảng 4.11 trị thống kê F được tính từ giá trị R square của mơ hình đầy đủ, giá trị sig. < 0.05 cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng tất cả các hệ số hồi qui bằng 0 (ngoại trừ hằng số), mơ hình hồi qui tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Mối quan hệ giữa nhu cầu cuộc sống ( biến độc lập) với kết quả công việc (biến phụ thuộc)

Bảng 4.12: Kết quả phân tích Annova nhu cầu cuộc sống (chất lượng đời sống công việc) với kết quả cơng việc

ANOVA

Mơ hình Tổng bình phương Df Tổng giá trị trung bình F Sig.

1 Hồi quy Phần dư Tổng 40,485 79,787 120,271 1 302 303 40,485 0,264 153,238 0,000 Biến độc lập: CLDSCV1 Biến phụ thuộc: KQCV

Bảng 4.12 trị thống kê F được tính từ giá trị R square của mơ hình đầy đủ, giá trị sig. < 0.05 cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng tất cả các hệ số hồi qui bằng 0 (ngoại trừ hằng số), mơ hình hồi qui tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Mối quan hệ giữa nhu cầu kiến thức ( biến độc lập) với kết quả công việc (biến phụ thuộc)

Bảng 4.13: Kết quả phân tích Annova nhu cầu kiến thức (chất lượng đời sống công việc) với kết quả cơng việc

ANOVA

Mơ hình Tổng bình phương Df Tổng giá trị trung bình F Sig.

1 Hồi quy Phần dư Tổng 44,293 75,978 120,271 1 302 303 44,293 0,252 176,058 0,000 Biến độc lập: CLDSCV2 Biến phụ thuộc: KQCV

Tóm lại, từ kết quả Bảng 4.13, ta thấy trị thống kê F được tính từ giá trị R square của mơ hình đầy đủ, tất cả các giá trị sig. < 0.05 cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng tất cả các hệ số hồi qui bằng 0 (ngoại trừ hằng số), mơ hình hồi qui tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình tổng thể

Trong nghiên cứu này, mơ hình nghiên cứu là sự kết hợp của ba mơ hình hồi quy. Trong đó mơ hình hồi quy thứ nhất bao gồm các biến độc lập là Tự tin, Thích nghi, Lạc quan và Hy vọng và biến phụ thuộc là nhu cầu cuộc sống, mơ hình này có hệ số R12; mơ hình hồi quy thứ hai bao gồm các biến độc lập là Tự tin, Thích nghi, Lạc quan và Hy vọng và biến phụ thuộc là nhu cầu kiến thức, mơ hình này có hệ số R22; mơ hình hồi quy thứ ba bao gồm biến độc lập là nhu cầu cuộc sống; nhu cầu kiến thức và biến phụ thuộc là kết quả cơng việc, mơ hình này có hệ số R32.

Mơ hình tổng thể gồm 2 mơ hình hồi quy trên sẽ được đánh giá độ phù hợp thông qua hệ số phù hợp tổng thể (generalize squared multiple correlation; Pedhazur 1982, trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2011). Hệ số này được tính theo cơng thức sau:

RM2= 1-(1- R12 )* (1- R22)*(1- R32 )

Xác định hệ số phù hợp mơ hình tổng thể

RM2= 1-(1- R12 )* (1- R22) = 1-(1-0,392)*(1-0,321)*( 1-0,446)=0,74 Trong đó:

- RM2 là hệ số xác định mơ hình tổng thể

- R12 : hệ số xác định mơ hình hồi quy thứ 1

- R22 : hệ số xác định mơ hình hồi quy thứ 2

- R32 : hệ số xác định mơ hình hồi quy thứ 3

Vậy độ phù hợp của mơ hình tổng thể đạt 74%

4.6.2 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy

Một giả thuyết thường được kiểm định là độ dốc của mơ hình tổng thể β1 bằng 0. Vì mặc dù mơ hình hồi qui tuyến tính mẫu ta xây dựng có độ dốc B1≠ 0, nhưng ta chưa thể chắc chắn hệ số dốc của mơ hình tổng thể đã khác 0, vì vậy ta cần làm kiểm định để có thể kết luận về β1.

Với giả thuyết H0: β1=0 (yếu tố tâm lý, chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc không có liên hệ tuyến tính)

Qua bảng 4.4; 4.5; 4.6 và 4.7 cho thấy mức ý nghĩa quan sát được đối với hệ số dốc của biến phụ thuộc (chất lượng đời sống công việc; kết quả công việc) = 0.000 chứng tỏ rằng giả thuyết H0 bị bác bỏ. Nghĩa là giữa các biến có liên hệ tuyến tính

4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.7.1 Mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý đến chất lượng đời sống công việc:

Kết quả hồi quy cho thấy cả 4 thành phần của yếu tố tâm lý đều có tương quan thuận đến chất lượng đời sống công việc ( nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến thức). Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết ban đầu. Mơ hình nghiên cứu cũng được giữ nguyên như mơ hình đề nghị ban đầu.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy yếu tố tâm lý có tương quan thuận đến chất lượng đời sống công việc. Chất lượng đời sống cơng việc của nhân viên ngành dầu khí chịu tác động của cả 4 yếu tố tâm lý và phân nhóm giống như mơ hình chung. Tuy nhiên, chất lượng đời sống cơng việc của nhân viên ngành dầu khí chỉ chịu tác động có ý nghĩa của 2 yếu tố thích nghi và hy vọng, còn yếu tố Lạc quan; Tự tin tuy tương quan thuận nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê. Đây cũng là một lưu ý cho các doanh nghiệp ngành dầu khí khi xây dựng các chính sách nhằm nâng cao chất lượng đời sống công việc của nhân viên và là hướng nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo.

Kết quả phân tích cũng cho thấy yếu tố Thích nghi; hy vọng của nhân viên ngành dầu khí có mối quan hệ chặt chẽ đến chất lượng đời sống công việc so với các yếu tố còn lại. Nếu doanh nghiệp nào cần thỏa mãn nhu cầu cuộc sống thì tập trung vào yếu tố tự tin còn cần thỏa mãn nhu cầu kiến thức thì tập trung vào yếu tố Hy vọng. Đây cũng là một lưu ý cho các doanh nghiệp ngành dầu khí khi xây dựng các chính sách nhằm nâng cao chất lượng đời sống cơng việc của nhân viên.

4.7.2 Mối quan hệ giữa chất lượng đời sống công việc đến kết quả công việc:

Kết quả phân tích EFA ta thấy có sự gom biến nhu cầu sống và nhu cầu phụ thuộc. Nguyên nhân có thể do sự khác biệt về đối tượng nguyên cứu, hoặc do đối tượng nghiên cứu trả lời không trung thực, hoặc hiểu nhầm câu hỏi. Tác giả đã tìm hiểu, phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu và nhận thấy rằng: do ngành dầu khí là ngành thu nhập cao, phúc lợi nhân viên tốt, môi trường làm việc ổn định, an toàn nên đời sống nhân viên luôn được đảm bảo trong đó có nhu cầu sống và nhu cầu phụ thuộc. Chính vì lý do đó, các đối tượng nghiên cứu đã cho rằng hai nhân tố này là một.

Kết quả hồi quy cho thấy cả 2 thành phần của chất lượng đời sống cơng việc đều có tương quan thuận đến kết quả cơng việc. Điều này hồn tồn phù hợp với giả thuyết ban đầu. Mơ hình nghiên cứu cũng được giữ ngun như mơ hình đề nghị ban đầu.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có tương quan thuận của chất lượng đời sống công việc đến kết quả công việc. Kết quả công việc của nhân viên ngành dầu khí chịu tương quan của cả 2 yếu tố: nhu cầu cuộc sống và nhu cầu kiến thức. Nhu cầu kiến thức có tương quan mạnh hơn so với nhu cầu cuộc sống đến kết quả công việc. Đây cũng là một lưu ý cho các doanh nghiệp ngành dầu khí khi xây dựng các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý với chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc nghiên cứu với nhân viên ngành dầu khí tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 59)