Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết H1; H2; H3; H4,H5

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý với chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc nghiên cứu với nhân viên ngành dầu khí tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 62)

Giả thuyết Kết quả kiểm định

H1.1: Có mối quan hệ dương giữa yếu tố Tự Tin (yếu tố tâm lý) và nhu cầu cuộc sống

Giả thuyết H1.1 khơng bị bác bỏ

H1.2: Có mối quan hệ dương giữa yếu tố Tự Tin (yếu tố tâm lý)

và nhu cầu kiến thức

Giả thuyết H1.2 không bị bác bỏ

H2.1: Có mối quan hệ dương giữa yếu tố Lạc quan (yếu tố tâm lý) và nhu cầu cuộc sống

Giả thuyết H2.1 không bị bác bỏ

H2.2: Có mối quan hệ dương giữa c yếu tố Lạc quan (yếu tố tâm

lý) và nhu cầu kiến thức

Giả thuyết H2.2 không bị bác bỏ

H3.1: Có mối quan hệ dương giữa yếu tố Thích nghi (yếu tố tâm

lý) và nhu cầu cuộc sống

Giả thuyết H3.1 khơng bị bác bỏ

H3.2: Có mối quan hệ dương giữa các yếu tố Thích nghi (yếu tố tâm lý) và nhu cầu kiến thức

Giả thuyết H3.2 khơng bị bác bỏ

H4: có mối quan hệ dương giữa nhu cầu cuộc sống với kết quả

công việc

Giả thuyết H4 không bị bác bỏ

H5: có mối quan hệ dương giữa nhu cầu kiến thức với kết quả

công việc

Giả thuyết H5 không bị bác bỏ

4.7.3 Tóm tắt thảo luận nghiên cứu

Dựa trên mơ hình nghiên cứu của Nguyen Nguyen (2011) đối với nhân viên tiếp thị tại Việt Nam, thông qua phỏng vấn sâu chuyên gia là 05 chuyên gia ngành dầu khí, tác giả bổ sung một số biến quan sát của các thang đo so với mơ hình gốc của Nguyen & Nguyen (2011) cho phù hợp với đặc thù ngành dầu khí. Kết quả khảo sát chính thức, phân tích Cronbach Alpha và EFA cho thấy các thành phần của thang đo yếu tố tâm lý, chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc đảm bảo được độ tin cậy.

Các biến quan sát của thang đo yếu tố tâm lý và kết quả cơng việc phân nhóm gần như thống nhất với các thang đo của Nguyen & Nguyen. Riêng các biến quan sát của thang đo chất lượng đời sống cơng việc có sự thay đổi so với phân nhóm ban đầu nhưng phù hợp với đặc thù riêng của nhân viên văn phịng ngành dầu khí tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu của Dr. Saeed Mortazavi (2012) về “vai trò của yếu tố tâm lý với chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc của tổ chức” đối với Y tá tại bốn bệnh viện đều chứng minh rằng yếu tố tâm lý có tác động tích cực đến chất lượng đời sống công việc.

Kết quả nghiên cứu của Nguyen & Nguyen (2011) về yếu tố tâm lý, chất lượng sống trong công việc, kết quả công việc của nhân viên tiếp thị tại Việt Nam, đã chứng minh rằng có mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý; chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Linh (2012) về ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc với nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thương mại dịch vụ TP. HCM cũng chứng minh rằng có ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến kết quả công việc.

Như vậy, dựa vào các kết quả nghiên cứu trước và kết quả nghiên cứu của đề tài này đều giống nhau đã chứng minh được rằng có mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý, chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc.

Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chưa đi sâu vào nghiên cứu xác định từng thành phần của yếu tố tâm lý có mối quan hệ như thế nào đến chất lượng đời sống công

việc và mối quan hệ từng thành phần của chất lượng đời sống cơng việc đến kết quả cơng việc thì tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề này. Đây là đặc điểm riêng của đề tài nghiên cứu đối với nhân viên ngành dầu khí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý với chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc nghiên cứu với nhân viên ngành dầu khí tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 62)