Đánh giá sơ bộ thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý với chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc nghiên cứu với nhân viên ngành dầu khí tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2Đánh giá sơ bộ thang đo

thập được từ nghiên cứu định lượng này dùng để sàng lọc các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm thành phần của yếu tố tâm lý, chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc.

Sau khi xác định độ tin cậy Cronbach Alpha thông qua phần mềm SPSS 13.0, tác giả xây dựng hồn thiện thang đo chính thức và thiết kế bảng câu hỏi chính thức gồm 2 phần:

Bảng câu hỏi được thiết kế gồm hai phần chính:

(1) Phần I – Đánh giá yếu tố tâm lý, chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc

(2) Phần II – Thông tin của người được phỏng vấn (nhân viên ngành dầu khí) Để kiểm định mơ hình, độ tin cậy của từng thành phần thang đo yếu tố tâm lý, chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc sẽ được đánh giá qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach alpha được sử dụng để loại các biến khơng phù hợp trước. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy từ 0,60 trở lên.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc: “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo đo lường là tốt, từ gần 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)” (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), trích từ Nunnally, J (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill; Peterson, R. (1994), “A Meta- Analysis o Cronbach’s Coe icient Alpha”, Jonrnal of Consumer Research, No. 21 Vo.2, pp.38-91; Slater, S. (1995), “Issues in Conducting Marketing Strategy Research”, Journal of Strategic).

Trong nghiên cứu này, việc khảo sát định tính để xác định các thành phần của các thang đo yếu tố tâm lý, thang đo chất lượng đời sống công việc và thang đo hiệu quả công việc, tác giả đã tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ với 100 mẫu khảo sát. Kết quả

Cronbach’s Alpha sơ bộ đối với các thang đo cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép.

Kết quả Cronbach’s Alpha đối với nghiên cứu sơ bộ ( mẫu :100) như sau ( được trình bày ở phụ lục 03)

Bảng 4.2: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha

STT Thang đo Số biến

quan sát Cronbach Alpha Yếu tố tâm lý

1. Tự tin 4 0,792

2. Lạc quan 4 0,803

3. Hy vọng 4 0,791

4. Thích nghi 4 0,750

Chất lượng đời sống công việc

5. Nhu cầu sống 4 0,863

6. Nhu cầu phụ thuộc 4 0,770

7. Nhu cầu kiến thức 4 0,849

Kết quả công việc

8. Kết quả công việc 4 0,912

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý với chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc nghiên cứu với nhân viên ngành dầu khí tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 38)