CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2 Quy trình nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu được trình bày trong Hình 3.1
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 3.3 Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu
Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) mà theo Gorsuch (1983) được trích bởi
Cơ sở lý thuyết Định tính sơ bộ (Phỏng vấn sâu, n=05) ( Định lượng sơ bộ n= 100 Cronbach alpha
(Loại các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ .Kiểm tra hệ số alpha)
Thang đo chính thức
Định lượng chính thức n= 350
- Khảo sát 350 nhân viên
- Mã hóa, nhập liệu
- Làm sạch dữ liệu
- Thống kê mơ tả
- Cronbach’s Alpha
- Phân tích EFA
- Phân tích hồi quy
MacClall (1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần số biến quan sát trở lên; theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cũng cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5 lần. Nghiên cứu được thực hiện với 32 biến quan sát (32 biến quan sát x 5 = 160 mẫu) thì kích thước mẫu phải ít nhất là 160.
Ngoài ra, theo Tabachnick Fidell (1991) để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn cơng thức (dẫn theo Hồ Minh Sánh, 2010):
n > = 8m + 50
Trong đó: n: cỡ mẫu
m: số biến quan sát của mơ hình
Trên cơ sở này, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 350 nhân viên Phương pháp chọn mẫu được thực hiện trong nghiên cứu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát, thơng qua hình thức phát bảng câu hỏi trực tiếp và sử dụng công cụ khảo sát trực tuyến, đối tượng khảo sát là các nhân viên tại các cơng ty dầu khí trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Quá trình xử lý số liệu được thực hiện trên chương trình xử lý dữ liệu SPSS 13.0 theo 3 bước sau :
Bước 1 -Kiểm định độ tin cậy của các thang đo : Các thang đo trong nghiên cứu bao gồm: thang đo yếu tố tâm lý; thang đo chất lượng đời sống công việc; thang đo kết quả công việc được đưa vào kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha, hệ số Cronbach’s Alpha ít nhất là 0.6 và tương quan tổng (Corrected Item-Total Correlation ) > 0.4. Đánh giá sơ bộ loại bỏ các biến quan sát có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6 (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2005).
Bước 2 : Phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định lại các nhóm trong mơ hình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệ số tải nhân tố ( actor loading) nhỏ hơn 0.45 sẽ bị loại bỏ và kiểm tra phương sai trích được có lớn hơn hoặc bằng 50% hay khơng.
Bước 3 : Phân tích hồi quy tuyến tính để biết được mối quan hệ của các biến độc lập lên
biến phụ thuộc. Từ đó, sẽ kiểm tra độ thích hợp của mơ hình, xây dựng mơ hình hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết. Sự chấp nhận và diễn giải các kết quả hồi quy không thể tách rời các giả thuyết nghiên cứu. Do vậy mà trong phân tích hồi quy tác giả có kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của hàm hồi quy, nếu như các giả thuyết đó bị vi phạm thì các kết quả ước lượng các tham số trong hàm hồi quy không đạt được giá trị tin cậy.
3.4 Xây dựng thang đo
3.4.1 Thang đo yếu tố tâm lý
Tác giả Luthans (2004) đã xác định 4 trạng thái nhất định đóng góp vào yếu tố tâm lý tạo ra hiệu quả công việc được cải thiện như năng suất cao hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn, và giữ chân nhân viên lâu dài hơn đó là:
(1) Sự tự tin (Self-efficacy) và nỗ lực để hồn thành các nhiệm vụ khó khăn; (2) Lạc quan (Optimism) về thành công hiện tại và trong tương lai;
(3) Hy vọng (Hope); và (4) Thích nghi (Resiliency).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011) cũng đã xây dựng và kiểm định thang đo gồm 4 thành phần của yếu tố tâm lý này dành cho nhân viên marketing.
Dựa vào các nghiên cứu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu 05 chuyên gia ngành dầu khí nhằm khẳng định và hiệu chỉnh thang đo. Kết quả nghiên cứu định tính được trình bày như sau.
Kết quả phỏng vấn sơ bộ cho thấy, các chuyên gia đều đồng ý với 4 thành phần của yếu tố tâm lý và đề xuất bổ sung thêm một số biến quan sát phù hợp với đặc thù của ngành dầu khí.
Họ cũng đồng tình rằng yếu tố tâm lý có mối quan hệ với chất lượng đời sống công việc và kết quả công việc. Đối với bảng câu hỏi khảo sát, 5/5 chuyên gia ngành dầu khí đều đồng ý với đề xuất thơng tin câu hỏi.
Vì vậy, tác giả đề xuất giữ nguyên các thang đo trên và bổ sung thêm một số biến quan sát theo kết quả nghiên cứu sơ bộ của chuyên gia ngành dầu khí. Yếu tố tâm lý sẽ gồm 16 biến quan sát thuộc 4 thành phần
Tự tin:
Nghiên cứu của 2 tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011) đối với nhân viên tiếp thị tại Việt Nam, đo lường sự tự tin bằng 4 biến quan sát:
- Tơi rất tự tin trong phân tích và tìm giải pháp cho vấn đề trong cơng việc. ( I feel confident of analyzing a long-term problem to find a solution)
- Tơi rất tự tin khi trình bày công việc với cấp trên. ( I feel confident of presenting my work area in meetings with senior management
- Tôi rất tự tin khi tiếp xúc với đối tác của công ty. ( I feel confident of contacting people outside the company)
- Tôi rất tự tin khi thảo luận với đồng nghiệp về công việc. ( I feel confident of presenting information to a group of colleagues).
Tất cả các chuyên gia ngành dầu khí được phỏng vấn cũng nhất trí rằng Tự tin có mối quan hệ với chất lượng đời sống công việc, và đồng ý 4 biến quan sát này. Vì vậy, tác giả giữ nguyên thang đo Tự tin cùng 4 biến quan sát như trên.
Lạc quan:
Cũng trong nghiên cứu về yếu tố tâm lý, chất lượng đời sống trong công việc và kết quả công việc đối với nhân viên tiếp thị tại Việt Nam (2011), Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang đưa ra 3 biến quan sát để đo lường thành phần lạc quan, cụ thể là: - Khi gặp khó khăn trong cơng việc, tơi ln tin điều tốt nhất sẽ xảy ra ( In uncertain times, I usually expect the best)
- Tôi tin mọi việc tốt lành luôn đến với tôi. ( I always expect things go to my way) - Tôi luôn kỳ vọng mọi việc theo ý tôi (Overall, I expect more good things to happen to me than bad)
Đối với thang đo lạc quan, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy: Lạc quan là yếu tố được đánh giá khơng tốt. Chỉ có 3/5 chun gia đồng tình rằng nó có mối quan hệ đến chất lượng đời sống cơng việc. Số cịn lại cho rằng nó khơng có liên quan và 3/5 chuyên
gia yêu cầu bổ sung thêm 01 biến quan sát về lạc quan sát với thực tế, đặc thù ngành dầu khí như sau :
- Tơi tin mọi cơng việc tơi đều có thể xử lý tốt
Dựa theo kết quả khảo sát sơ bộ, tác giả giữ nguyên 3 biến quan sát theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang và bổ sung thêm 01 biến quan sát phù hợp với ngành dầu khí như trên.
Hy vọng
Theo tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Hy vọng được đo lường bằng 3 biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011): - Tơi có nhiều cách để theo đuổi mục tiêu công việc hiện tại của mình (At the present time, I am energetically pursuing my goals)
- Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề tôi đang vướng mắc trong công việc (There are a lot of ways around any problem that I am facing now)
- Hiện tại, tơi thấy mình đạt được mục tiêu công việc đã đề ra ( I can think many ways to reach my current goals)
Đối với thang đo Hy vọng, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy: 4/5 chuyên gia đều đồng tình rằng Hy vọng có mối quan hệ đến chất lượng đời sống cơng việc. 1/5 chuyên gia tỏ ra phân vân. Trong đó, 3/5 chuyên gia yêu cầu bổ sung thêm 01 biến quan sát về hy vọng như sau để phù hợp với đặc thù ngành dầu khí:
- Ở thời điểm hiện tại, tôi đang hăng hái theo đuổi mục tiêu của mình
Như vậy, tác giả giữ nguyên 3 biến quan sát theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang và bổ sung thêm 01 biến quan sát phù hợp với ngành dầu khí như trên.
Thích nghi
T heo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011), thích nghi được đo lường bằng 3 biến quan sát:
- Tôi dễ dàng hồi phục sau khi gặp những vấn đề rắc rối trong công việc. (I quickly get over and recover from being startled)
- Tôi dễ dàng hòa đồng với bạn bè đồng nghiệp ( I am generous with my colleagues)
- Mỗi khi nổi giận, tơi rất dễ dàng lấy lại bình tĩnh ( I get over my anger at someone reasonably quickly)
Đối với thang đo thích nghi, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy 4/5 chuyên gia đều đồng ý rằng Thích nghi có mối quan hệ với chất lượng đời sống công việc. 1/5 chuyên gia phân vân về mối quan hệ của yếu tố này đến chất lượng đời sống công việc. Tuy nhiên, 4/5 chuyên gia đều đồng ý bổ sung thêm 01 biến quan sát về thích nghi để kết quả sát với thực tế, đặc thù ngành dầu khí như sau:
- Tơi dễ dàng thích nghi với mơi trường làm việc
Như vậy, với thang đo thích nghi, tác giả giữ nguyên 3 biến quan sát theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ &Nguyễn Thị Mai Trang và bổ sung thêm 1 biến quan sát phù hợp với ngành dầu khí như trên.
3.4.2 Thang đo chất lượng đời sống công việc
Theo nghiên cứu Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011), chất lượng đời sống công việc bao gồm yếu tố: nhu cầu sống, nhu cầu phụ thuộc và nhu cầu kiến thức và được đo lường bởi các biến quan sát sau:
Kết quả phỏng vấn chuyên gia cũng nhất trí bổ sung một số biến quan sát của thang đo chất lượng đời sống cơng việc ngồi các biến quan sát theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011), bao gồm 4 biến quan sát như sau:
Đa số chuyên gia được hỏi đều đồng tình với các thang đo của chất lượng đời sống cơng việc. Họ cũng đồng tình rằng chất lượng đời sống cơng việc có mối quan hệ với kết quả cơng việc.
Nhu cầu sống
Nhu cầu sống được đo lường bởi 3 biến quan sát:
- Công việc của tôi cung cấp các phúc lợi sức khỏe tốt (My job provides good health benefits)
- Tơi hài lịng với mức lương được trả cho công việc I am satisfied with what I’m getting paid for my work)
- Cơng việc của tơi tốt cho gia đình tơi (My job does well for my family)
Nhu cầu sống được các chuyên gia quan tâm nhất. 5/5 chuyên gia đều đồng tình
cho rằng chất lượng đời sống cơng việc có mối quan hệ với kết quả cơng việc và yêu cầu bổ sung thêm 01 biến quan sát về nhu cầu sống theo đặc thù của ngành dầu khí như sau: - Điều kiện làm việc của tơi rất an tồn
Dựa vào kết quả này, tác giả giữ nguyên các biến quan sát như mơ hình của Nguyen Nguyen (2011) và thêm một biến quan sát bổ sung theo đặc thù của ngành dầu khí như trên.
Nhu cầu phụ thuộc
Nhu cầu sống được đo lường bởi 3 biến quan sát:
- Tơi có bạn bè tốt ở nơi làm việc ( I have good friends at work)
- Tơi có đủ thời gian để thưởng thức cuộc sống ngồi cơng việc ( I have enough time away from work to enjoy other things in life)
- Tôi cảm thấy được tôn trọng tại nơi làm việc ( I feel appreciated at work)
Tương tự, nhu cầu phụ thuộc cũng được các chuyên gia quan tâm. 4/5 chuyên gia đều đồng tình rằng nhu cầu phụ thuộc có mối quan hệ đến kết quả cơng việc. 1/5 chuyên gia tỏ ra phân vân. 3/5 chuyên gia yêu cầu bổ sung thêm 01 biến quan sát về nhu cầu phụ thuộc theo đặc thù của ngành dầu khí như sau:
- Tơi có thể cân bằng cơng việc với đời sống cá nhân và gia đình.
Dựa vào kết quả này, tác giả giữ nguyên các biến quan sát như mơ hình của Nguyen & Nguyen (2011) và thêm 01 biến quan sát bổ sung theo đặc thù của ngành dầu khí như trên.
Nhu cầu kiến thức
Nhu cầu sống được đo lường bởi 3 biến quan sát:
- Tôi cảm thấy công việc của tôi cho phép tôi thể hiện đầy đủ các tiềm năng của tôi ( I feel that job allows me to realize my full potential)
- Công việc của tôi cho phép tôi đào sâu chuyên môn ( My job allows me to sharpen my professional skills)
- Công việc của tôi cho phép tôi phát triển sự sáng tạo (My job helps me develop my creativity)
Nhu cầu kiến thức là yếu tố được đánh giá thấp. 2/5 chuyên gia đều đồng tình rằng nhu cầu kiến thức có mối quan hệ đến kết quả cơng việc. Số cịn lại khơng có ý kiến gì. 2/5 chun gia này u cầu bổ sung 01 biến quan sát về nhu cầu kiến thức phù hợp với đặc thù của ngành dầu khí như sau:
- Cơng ty ln có những khóa học giúp tôi phát triển chuyên môn
Dựa vào kết quả này, tác giả giữ nguyên các biến quan sát như mơ hình của Nguyen & Nguyen (2011) và thêm 01 biến quan sát bổ sung theo đặc thù của ngành dầu khí như trên.
3.4.3 Thang đo kết quả công việc
Theo Nguyen & Nguyen (2011), kết quả công việc của nhân viên được đánh giá bởi sự tin tưởng nhân viên đó làm việc hiệu quả, sự hài lịng của bản thân nhân viên về chất lượng công việc thực hiện, đánh giá của đồng nghiệp và cấp trên. Cụ thể, kết quả công việc của nhân viên tiếp thị được đo lường bởi 4 biến quan sát sau:
- Tôi tin rằng tôi là một nhân viên làm việc hiệu quả (I believe I am effective employee)
- Tơi ln hài lịng với chất lượng cơng việc tôi đã làm ( I am happy with the quality of my work output)
- Cấp trên tôi luôn tin rằng tôi là một người làm việc có hiệu quả ( My manager believes I am an efficient worker)
- Đồng nghiệp tôi ln đánh giá tơi là người làm việc có hiệu quả.( My colleagues believe I am a very productive employee)
Kết quả phỏng vấn chuyên gia cũng nhất trí giữ lại các biến quan sát của thang đo kết quả cơng việc. Vì vậy, tác giả giữ nguyên các biến quan sát của thang đo kết quả công việc.
Đối với tất cả các biến quan sát của thang đo, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm.
Chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng, đánh giá các thang đo và mơ hình lý thuyết. Yếu tố tâm lý của nhân viên được đo lường bởi 4 thành phần gồm 16 biến quan sát. Chất lượng đời sống công việc cũng được đo lường bởi 3 thành phần gồm 12 biến quan sát. Kết quả công việc cũng được đo lường bởi 1 thành phần gồm 3 biến quan sát. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS 13.0 đưa kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 3 đã trình bày các phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý số liệu được sử dụng để xây dựng và đánh giá các thang đo và xây dựng thang đo. Chương 4 sẽ trình bày về việc thu thập và xử lý số liệu nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá bằng cơng cụ phân tích là SPSS 13.0
Chương này cũng sẽ tập trung kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình