Tình hình xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long (Trang 38 - 40)

7. Kết cấu đề tài

2.1.2 Tình hình xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu

Long trong thời gian qua

2.1.2.1 Sản lƣợng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu

Bảng 2.2: Sản lƣợng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu gạo của cả nƣớc

từ năm 2004 đến tháng 7/2014 Năm Sản lƣợng (triệu tấn) Kim ngạch (triệu USD) Giá bình quân (USD/tấn) Từ 1-22/7/ 2014 3,345 1.445 432 2013 6,681 2.893 433 2012 7,563 3.376 446 2011 7,105 3.507 494 2010 6,754 2.912 431 2009 6,053 2.464 407 2008 4,679 2.663 569 2007 4,580 1.490 325 2006 4,642 1.276 275 2005 5,255 1.408 268 2004 4,063 950 234

Nguồn: Tổng hợp từ VFA và AGROINFO

Năm 2013, cả nƣớc đã xuất khẩu gần 6,7 triệu tấn gạo, giảm gần 0,9 triệu tấn (tức giảm 11,8%) so với năm 2012, kim ngạch đạt gần 2,9 tỷ USD, giảm 0,6 tỷ USD (tức giảm 17.6%) so với năm 2012. Đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 4 năm qua với giá gạo xuất khẩu bình quân là 433 USD/tấn, cũng là mức giá thấp nhất so với 4 năm trƣớc. Với kết quả xuất khẩu không đạt cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng này, Việt Nam đã giảm xuống xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng tổng xếp hạng xuất khẩu gạo, không đáp ứng đƣợc mục tiêu xuất khẩu gạo đã đề ra 7,5 triệu tấn hồi đầu năm 2013; xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm là do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của các thị trƣờng truyền thống nhƣ Malaysia, Philippines và Indonesia. Năm 2014, Việt Nam phấn đấu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của VFA, đến tháng 22/7/2014 sản lƣợng gạo xuất khẩu chỉ mới đạt đƣợc 3,3 triệu tấn, khả năng cao là không đạt đƣợc chỉ tiêu đề ra ban đầu.

Xuất khẩu gạo của nƣớc ta trong năm 2014 dự đoán sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều cạnh tranh từ các nƣớc xuất khẩu gạo truyền thống và đối thủ mới nổi. Xuất khẩu, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa sẽ khó khăn hơn, kế hoạch xuất khẩu có thể chỉ tƣơng đƣơng năm 2013, khoảng 6,5 - 7 triệu tấn. Năm 2014 sẽ tiếp nối những khó khăn của năm 2013 nhƣng áp lực nhiều hơn đối với các nguồn xuất khẩu do cung cấp dƣ thừa, cạnh tranh quyết liệt. Tình hình thị trƣờng gạo thế giới tiếp tục chịu áp lực bán hạ giá của Thái Lan và cạnh tranh xuất khẩu từ các nguồn cung cấp chính ở châu Á nên xu hƣớng giá còn tiếp tục sụt giảm trong thời gian tới.

2.1.2.2 Thị trƣờng xuất khẩu

Các thị trƣờng xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong năm 2013 gồm Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Bờ biển Ngà, Gana và Singapore. Trung Quốc vẫn là nƣớc nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2013. Trong năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu hơn 2,15 triệu tấn gạo, với trị giá 901,86 triệu USD, tăng 3,21% về khối lƣợng và 0,38% về giá trị, chiếm gần 31% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Lƣợng gạo xuất khẩu sang Bờ biển Ngà đứng thứ 2 thị trƣờng, với 561.333 tấn, trị giá 228,53 triệu USD. Tiếp đến là xuất sang Philippines 504.558 tấn, trị giá 225,44 triệu USD; xuất sang Malaysia 465.977 tấn, trị giá 231,43 triệu USD.

Nhìn chung năm 2013, xuất khẩu gạo sang đa số các thị trƣờng bị sụt giảm so với năm 2012; trong đó một số thị trƣờng sụt giảm mạnh nhƣ: Indonesia; Senegal; Philippines; Đài Loan. Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trƣờng vẫn đạt mức tăng trƣởng cao trên 100% về lƣợng và kim ngạch nhƣ: xuất sang Nga; Ucraina; U.A.E; Hà Lan và Ba Lan.

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, tồn vùng Đồng bằng sơng Cửu Long vừa xuất khẩu 42.000 tấn gạo, nâng tổng lƣợng gạo xuất khẩu từ đầu năm đến ngày 15/6/2014 đƣợc 2,5 triệu tấn (chiếm khoảng 75% cả nƣớc), trị giá gần 1 tỷ USD (chiếm khoảng 70% cả nƣớc), tƣơng đƣơng cùng kỳ năm ngoái.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)