Giới thiệu ngành xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây dựng 621 , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 31)

1.3.1 Một số khái niệm về ngành xây dựng:

Ngành xây dựng (construction sector) là bộ phận của nền kinh tế quốc dân, là một ngành sản xuất, được xếp loại thứ 5 theo “Tiêu chuẩn phân loại ngành nghề” của LHQ (ngành bất động sản xếp loại 8).

Công nghiệp xây dựng (construction industry) là những hoạt động tạo ra sản

phẩm như các cơng trình nhà ở, xưởng máy, trường học, cầu đường v.v… Công

nghiệp này cũng bao gồm cả việc bảo trì, sửa chữa, nâng cấp các cơng trình đó. Theo Bộ Lao động Mỹ, thì cơng nghiệp xây dựng chia ra thành ba bộ phận chủ yếu:

các nhà thầu xây dựng chung (general contractors) xây dựng các cơng trình dân

dụng và cơng nghiệp; các nhà thầu xây dựng nặng và cơng trình kỹ thuật (heavy and civil engineering construction contractors) và các nhà thầu chun mơn hóa (specialty trade contractors) như mộc, kính, sơn, điện, nước v.v… Đi liền với công

nghiệp xây dựng là công nghiệp thiết kế (design industry), một bộ phận của công nghiệp tư vấn (consulting industry).

Thị trường xây dựng (construction market) là tổng hòa các giao dịch đặt

hàng của các chủ đầu tư dự án xây dựng với bên sản xuất sản phẩm xây dựng (nhà thầu). Sự vận hành của thị trường xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống thị trường yếu tố sản xuất, bao gồm thị trường vốn, thị trường công nghệ, thị trường vật tư, thị trường máy xây dựng và thị trường lao động.

1.3.2 Đặc điểm ngành xây dựng:

Trong nửa cuối của thế kỷ 20, sau Đại hội VI với chủ trương đổi mới toàn

diện của Đảng ta, nhất là việc xóa bỏ nền kinh tế quan liêu bao cấp xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với các ngành

khác, ngành xây dựng nước ta phát triển mạnh mẽ với các đặc điểm sau:

1.3.2.1 Phát triển kết cấu hạ tầng trên quy mô lớn:

Tập trung phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng như cảng biển, sân bay, đường cao tốc, kho tàu ngầm v.v… Khi chiến tranh lạnh chấm dứt và nền kinh tế thế giới đi

vào quỹ đạo tồn cầu hóa, để nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư phát triển nhanh hệ thống hạ tầng nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, cung cấp năng lượng và bảo vệ môi trường (cấp nước, xử lý chất thải).

1.3.2.2 Phát triển mạnh mẽ đơ thị và nhà ở:

Q trình đơ thị hóa diễn ra khá nhanh, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các đô thị, tăng nhanh số đô thị mới ở khắp nơi trên phạm vi toàn quốc. Song song với sự

phát triển của kết cấu hạ tầng đô thị, nhà ở đô thị trở thành lĩnh vực xây dựng quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở và nâng cao mức sống người dân đô thị. Các

cao ốc xuất hiện khắp nơi chứ không chỉ tập trung ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh như trước đây.

1.3.2.3 Công nghệ xây dựng tiến bộ nhanh:

Vật liệu xây dựng mới, kết cấu xây dựng hiện đại, máy móc xây dựng tối tân đã tạo điều kiện cho công nghệ xây dựng tiến bộ nhanh chóng, mở rộng giới hạn khẩu

địa chất khác nhau. Cùng với công nghệ xây dựng mới, việc áp dụng máy tính vào

thiết kế và quản lý xây dựng đã cho phép rút ngắn thời hạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư, nhờ đó mà tăng tốc độ phát triển kinh tế và đổi mới nhanh công nghệ sản xuất, dịch vụ.

1.3.3 Đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực ngành xây dựng: 1.3.3.1 Đặc điểm chung:

Ngành xây dựng tạo ra nhiều việc làm nhưng cũng như các ngành kinh tế khác trong cơ chế thị trường, số lượng việc làm dao động khá lớn theo các giai đoạn trong chu kỳ phát triển của kinh tế quốc dân. Công nhân xây dựng có tiền lương giờ tương đối cao và thường làm việc trên 40 giờ mỗi tuần, một bộ phận thậm chí cịn

làm hơn 45 giờ mỗi tuần. Tiền lương phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm loại hình công việc, mức độ phức tạp cùa dự án và điều kiện địa lý. Tiền lương còn biến

động theo tình hình thời tiết và tiến độ thi cơng của công việc do bộ phận khác làm

trước trong dây chuyền thi cơng.

Tuy an tồn lao động được tổ chức tốt nhưng số tai nạn trong ngành xây

dựng vẫn tương đối cao hơn nhiều ngành khác.

1.3.3.2 Nhân lực công nghiệp xây dựng:

Trong cơng nghiệp xây dựng có ba loại nhân lực chính: cán bộ quản lý, cơng nhân kỹ thuật và lao động phổ thông.

- Cán bộ quản lý (Contruction managers) gồm chỉ huy các cấp trên công trường,

các nhân viên kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ, tùy theo chức trách được giao mà có chức danh khác nhau. Trách nhiệm cán bộ quản lý là đảm bảo cho các hoạt động

xây dựng trên công trường thực hiện đúng thiết kế, đúng tiến độ, đúng quy trình quy phạm, đúng quy tắc an tồn và đúng dự tốn trong bối cảnh dễ có nhiều biến động về thiết kế, về thời tiết, về cung ứng, về giá cả và các rủi ro khác.

Cán bộ quản lý thường có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học.

- Công nhân kỹ thuật xây dựng (construction trade workers) chia thành ba nhóm chính: cơng nhân kết cấu (structural workers), cơng nhân hồn thiện (finishing workers) và công nhân cơ điện (electro - mechanical workers). Tùy theo

chun mơn mà cơng nhân kỹ thuật có tên gọi khác nhau như thợ nề, thợ mộc, thợ sắt, thợ bê tông, thợ hàn, thợ điện, thợ máy v.v… Một số khâu thi cơng có máy móc phức tạp hay cần kỹ thuật cao (trong lắp máy) thì có cả kỹ sư trực tiếp tham gia lao

động (operating engineers).

Công nhân kỹ thuật phải qua đào tạo tại các trường dạy nghề sơ cấp, trung cấp … và được cấp chứng chỉ.

- Công nhân lao động phổ thông (construction laborers) làm các lao động nặng

nhọc như bốc vác, vận chuyển, đào đắp, phá dỡ, thu dọn v.v… Một số làm thợ phụ (helpers) cho công nhân kỹ thuật.

Công nhân lao động chỉ cần được huấn luyện ít ngày về an tồn lao động, phịng chống cháy nổ và kỷ luật lao động.

Ngoài các loại nhân lực nói trên, trên cơng trường cịn có một số nhân lực khác như vận tải, bảo dưỡng trang thiết bị và xe cộ, bảo vệ, giữ kho v.v…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Do sự tiến bộ nhiều mặt của kinh tế xã hội trong nước cũng như trên phạm vi tồn cầu và tình hình cạnh tranh gay gắt cùng với nhu cầu đòi hỏi ngày càng tăng lên của nhân viên nên quản trị nguồn nhân lực có tầm quan trọng và vai trị chi phối, tác động đến quản trị các lĩnh vực khác.

Quản trị nguồn nhân lực trước hết bắt đầu hoạt động hoạch định nguồn

nhân lực với cơ sở là kết quả phân tích mơi trường, nội bộ doanh nghiệp và các hoạt

động thực hiện các chức năng quản trị nguồn nhân lực về: phương diện hệ thống đề

cập đến các yếu tố liên quan cơ cấu tổ chức bộ máy, mối quan hệ ngay trong hệ

thống đó và phương diện liên quan đến q trình thực thi các chức năng quản trị

nguồn nhân lực thể hiện qua việc thực hiện ba chức năng: thu hút, phát triển và duy trì nguồn nhân lực.

Những điểm cơ bản trong cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực trong

ngành xây dựng ở chương 1 này là cơ sở xem xét tình hình thực tiễn hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Xây dựng 621. Chương 2 cung cấp các thông tin về hiện trạng hoạt động kinh doanh và quản trị nguồn nhân lực và đánh giá mặt mạnh yếu, đồng thời nhận ra các cơ hội cũng như các thách thức để nhằm đưa ra các giải pháp khả thi, thực tế và hữu hiệu hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG 621

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây dựng 621 , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)