Huy động sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế tài nguyên môi trường (Trang 122 - 125)

L ượn gô nhiễm

4. Huy động sự tham gia của cộng đồng

Nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan quản lí tài nguyên phải được sự

trợ giúp của một mạng lưới được liên kết chặt chẽ đó là người dân địa phương. Việc lập kế hoạch quản lí sử dụng tài nguyên phải qua quá trình thảo luận lấy ý kiến của người dân địa phương để huy động được sức mạnh của cộng đồng địa phương vào quá trình quản lí.

Quản lí sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Sự tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao sẽ tạo điều kiện để

nâng cao mức sống của dân cư. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là

một khối lượng lớn tài nguyên thiên nhiên được khai thác và đồng thời một khối lượng chất thải từ sản xuất và tiêu dùng được thải vào tự

nhiên. Các nguồn tài nguyên không phải đều vô tận. Vì vậy, việc sử

dụng tài nguyên thiên nhiên hiện tại phải bảo đảm yêu cầu không

thiếu hụt tài nguyên trong tương lai, đáp ứng yêu cầu phát triển bền

vững là vấn đề cần quan tâm. Để thực hiện được điều này cần chú ý

những vấn đề sau:

Ưu tiên cho vic xây dng các chính sách và pháp lut v tài nguyên thiên nhiên: việc xây dựng các chính sách và pháp luật đòi hỏi phải cân nhắc đến các yếu tố môi trường. Cần thành lập các khu

bảo tồn tài nguyên. Cần xây dựng các chính sách về kinh tế − xã hội

cho những vùng còn kém phát triển về kinh tế để tạo điều kiện cho các vùng này thực hiện việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Kế hoạch phải đảm bảo sự đồng bộ, cân đối giữa các mục tiêu và nguồn lực. Việc lập kế hoạch các dự án phát triển thuộc các lĩnh vực như giao thông, khai mỏ, năng lượng, ngư nghiệp, phát triển khu dân cư mới và du lịch phải hợp lí và đồng bộ.

D báo din biến tình trng tài nguyên thiên nhiên: trên cơ

sở quan sát, đo đạc, thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu về tài nguyên thiên

nhiên để tạo nên hệ thống cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu này xác định

hiện trạng, và cho phép dự báo diễn biến tình trạng tài nguyên thiên nhiên.

Công c kế toán: cần đo đạc số lượng và chất lượng của tài nguyên, việc này không dễ dàng, nhưng nếu có phương tiện kĩ thuật tốt thì có thể làm được. Thêm vào đó, là quy đổi giá trị của tài nguyên

thành “tiền tệ”, để đánh giá “lợi ích, chi phí” nếu sử dụng tài nguyên

cho phương án này và so sánh với “lợi ích, chi phí” nếu sử dụng tài nguyên cho phương án khác để có sự lựa chọn tối ưu. Việc này gặp rất

nhiều khó khăn, tuy nhiên nhiều nước đã áp dụng hiệu quả phương

pháp này. Các nước như Na Uy, Pháp trên cơ sở những dữ liệu quan trắc tốt về tài nguyên môi trường đã đưa ra phương pháp tính toán đối với một số dạng tài nguyên; Trung Quốc, Philippin, và Thái Lan cũng đã có những thí điểm về phương pháp này.

Chú trng yếu t con người: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,

phát triển bền vững chỉ có thể thành công nếu huy động được đông

đảo nhân dân tham gia một cách tự giác. Vì vậy, cần có chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục nhà trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, phát triển bền vững cho mọi người dân. Thêm vào đó, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ khoa

ng dng khoa hc công ngh vào hot động bo v tài nguyên thiên nhiên: Hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững được tiến hành trên cơ sở khoa học và công nghệ tiên

tiến. Ở các nước phát triển thì khoa học và công nghệ đã được ứng

dụng vào hoạt động bảo vệ tài nguyên với trình độ cao. Các nước đang phát triển cần nghiên cứu các kinh nghiệm của các nước phát triển và

sáng tạo những giải pháp khoa học, công nghệ để giải quyết các vấn

đề đặc thù tuỳ điều kiện thiên nhiên và xã hội cụ thể.

Tóm lại, chính sách, luật pháp là tiêu chuẩn để đánh giá, cơ sở dữ liệu là tư liệu gốc cho phân tích và dự báo tình hình tài nguyên thiên nhiên. Giáo dục, đào tạo cung cấp nguồn chuyên viên cho đánh giá tài nguyên, nghiên cứu khoa học và công nghệ là cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất biện pháp phòng tránh, khắc phục các tác động tiêu cực đến quá trình khai thác, sử dụng và quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc sử dụng kết hợp các công cụ này đảm bảo quản lí sử dụng tài nguyên thiên nhiên phát triển bền vững.

CÂU HỎI

1. Nếu phân loại theo bản chất tự nhiên thì tài nguyên thiên nhiên

gồm những loại nào?

2. Người ta phân loại đất theo tiêu chuẩn nào?

3. Công thức Y = f (K, L, R, T) cho biết điều gì?

4. Trong các loại tài nguyên, tài nguyên nào quan trọng đối với sự

phát triển kinh tế xã hội của quốc gia?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Theo bản chất tự nhiên tài nguyên thiên nhiên bao gồm nước, đất,

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế tài nguyên môi trường (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)