NỘI DUNG CHÍNH Mệnh lệnh và kiể m soát

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế tài nguyên môi trường (Trang 81 - 87)

L ượn gô nhiễm

NỘI DUNG CHÍNH Mệnh lệnh và kiể m soát

3. a) Vẽ đồ thị

NỘI DUNG CHÍNH Mệnh lệnh và kiể m soát

Tiếp cận này chiếm ưu thế khi khởi xướng chính sách môi trường ở các nước phát triển dựa trên quan điểm cho rằng Chính phủ có trách nhiệm trong việc bảo vệ sức khỏe, phúc lợi và môi trường xã hội, tránh những rủi ro do ô nhiễm gây ra. Các cơ quan điều hành đặt ra

các luật lệ, quy định, tiêu chuẩn môi trường (chỉ tiêu) và đòi hỏi

H thng Nhà nước v bo v môi trường gm:

– Chính phủ.

– Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Cục Tài nguyên và Môi trường (bao gồm 4 Cục: Cục quản lí tài

nguyên nước, Cục địa chất và khoáng sản, Cục bảo vệ môi trường,

Cục đo đạc và bản đồ).

– Vụ Tài nguyên và Môi trường (10 vụ). – Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố (Tỉnh).

– Sở Tài nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố. – Phòng, Ban chuyên trách môi trường các Quận, Huyện. • H thng lut và quy định bo v môi trường

– Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 27/12/1993.

– Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991 – 2000.

– Chiến lược bảo vệ môi trường 2001 – 2010.

– Các luật liên quan đến bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên như: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989); Pháp lệnh bảo vệ môi trường và phát triển nguồn lợi thủy sản (1989); Luật bảo vệ và

phát triển rừng (1991); Luật đất đai; Luật khoáng sản (1996); Luật

Dầu khí; Luật Hàng hải; Luật Lao động; Luật tài nguyên nước (1998); Bộ luật dân sự (1995), điều 628; Bộ luật hình sự (1985), điều 195, điều 180, 182, 183, 184, 185, 186, 187, 188, 189, 190, 191.

Tiêu chun cht lượng môi trường: là những quy định của

quốc gia cho phép hàm lượng các chất gây ô nhiễm, hoặc những chất

khác có trong môi trường chỉ đến mức nào đó để không ảnh hưởng

– Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh: quy định mức độ ô nhiễm cao nhất được phép của những chất ô nhiễm đặc trưng trong không khí và nước bao quanh.

Ví dụ: đối với nước sông yêu cầu lượng chất thải trung bình 24

giờ ở một địa điểm nhất định không được vượt quá mức cho phép. – Các tiêu chuẩn về chất thải: Ban hành mức trần tổng lượng tập trung chất ô nhiễm thải ra từ một nguồn gây ô nhiễm mg/l, gr/24 giờ; kh/tấn.

– Các tiêu chuẩn kỹ thuật: mà một doanh nghiệp phải sử dụng để tuân thủ các luật lệ, quy định về môi trường (ví dụ: kiểm soát SO2; các

công ty sản xuất xe hơi được yêu cầu sử dụng kỹ thuật mới để giảm

chất ô nhiễm < 0,41gr hydro carbon, < 3,4gr/carbon monoxide, <1gr nitrogen oxide/ dặm hay/km).

– Các tiêu chuẩn thành tích: một loại tiêu chuẩn chất thải đo

lường thành tích (ví dụ: % chất ô nhiễm giảm được là bao nhiêu). – Tiêu chuẩn sản phẩm: ban hành mức trần tổng khối lượng chất ô nhiễm có thể thải ra môi trường/1tấn sản phẩm. Tiêu chuẩn sản

phẩm cũng ngăn cấm thêm một số chất nhất định trong sản phẩm (ví

dụ: cấm sử dụng xăng có chì).

– Tiêu chuẩn sản xuất: hạn chế thải các chất ô nhiễm liên quan tới các quá trình sản xuất cụ thể. Ví dụ: khi sản xuất clor alkali một chất kiềm có sử dụng thủy ngân, bắt buộc phải sử dụng màng chắn để ngăn không cho thủy ngân nhiễm độc môi trường.

Nói chung, các tiêu chuẩn do nhà nước trung ương ban hành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Chính phủ chỉ xác định các quy định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hầu hết các nhà quản trị hành chính ưa thích các công cụ quy định CAC (command and control).

Ưu đim ca phương pháp này:

+ Đòi hỏi ít thông tin để ban hành các luật lệ.

+ Có thể dựa vào chúng để đạt các mục tiêu chính sách đề ra. + Được hỗ trợ về hành chính và chính trị.

+ Trao tối đa quyền cho người quy định để kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng ở đâu? như thế nào? để đạt mục tiêu môi trường.

+ Việc ban hành luật lệ, quy định khá nhanh chóng do có sẵn bộ máy hành chính.

Các thành viên hiện hữu trong ngành công nghiệp cũng ưa thích phương pháp này vì họ có thể thông đồng với các viên chức nhà nước để ngăn chận không cho những người mới gia nhập ngành xin các khoản trợ cấp.

Nhược đim ca phương pháp này:

– Không kiểm soát hết được do hạn chế về kỹ thuật (năng lực cơ quan quản lí môi trường thấp, lực lượng cán bộ môi trường ít).

– Chi phí hành chính cao.

– CAC đòi hỏi người điều tiết sử dụng các tài nguyên để thu thập

thông tin mà những người gây ô nhiễm đã có được. Ví dụ: những

người gây ô nhiễm biết rõ hơn chính quyền về chi phí để làm giảm hay làm sạch chất ô nhiễm. Do đó, theo phương pháp CAC chính quyền phải thu thập được loại thông tin này (thông tin về chi phí giảm ô nhiễm biên MAC, chi phí ngoại tác biên MEC. Thu thập thông tin này rất tốn kém về tiền bạc, thời gian và đòi hỏi phải có cán bộ có chuyên môn đối với từng ngành.

– Một khi tiêu chuẩn đã đạt được, tiếp cận này không kích thích sáng tạo trong nghiên cứu kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm.

– Quan liêu: có khi có thông tin nhưng các cơ quan khác nhau có chức trách khác nhau thường thiếu sự phối hợp, chia xẻ thông tin.

– Sự cản trở về chính trị: công tác cưỡng chế nghiêm túc thường vấp phải sức cản chính trị tiềm tàng.

Tuy nhiên trên thực tế, người quy định không biết MAC và MEC. Do đó tiêu chuẩn xả thải trên thực tế có những đặc trưng sau:

– Tiêu chuẩn được xác định trên cơ sở kỹ thuật sẵn có tốt nhất. – Các tiêu chuẩn thường được xác định phù hợp với từng ngành cụ thể (đối với cùng một chất ô nhiễm nhưng tiêu chuẩn sẽ khác nhau đối với các ngành khác nhau).

– Các tiêu chuẩn thường khác nhau đối với các nguồn gây ô

nhiễm cũ và mới (thường là chặt chẽ hơn đối với các ngành công

nghiệp mới).

Giáo dục và tuyên truyền bảo vệ môi trường

Giáo dục môi trường nhằm giúp cho các cá nhân và cộng đồng có kiến thức về bản chất các vấn đề môi trường, nhận thức được ý nghĩa,

tầm quan trọng, giá trị của môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi

trường, thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường.

Vi các nhà sn xut: các thỏa ước tự nguyện của các nhà sản

xuất cam kết xây dựng chiến lược phát triển theo hướng bảo vệ môi

trường sinh thái; tuyên truyền trên những phương tiện thông tin đại chúng; giáo dục chính quy trong nhà trường từ mầm non đến đại học, sau đại học từ đó có ý thức và các hành động bảo vệ môi trường. Hình thức rất phong phú như môn học, tổ chức các cuộc thi về môi trường, những buổi tham quan hay góp phần dọn dẹp làm sạch môi trường. Những hành động nhỏ có thể dễ dàng thực hiện như:

– Sử dụng tiết kiệm giấy, tắt đèn, quạt khi ra khỏi lớp học hay

văn phòng, tắt vòi nước… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Không vứt rác ra đường phố, ao, hồ, sông ngòi. – Không mua đồ dùng bằng lông thú, không phá cây cối.

– Đọc sách báo về môi trường và tuyên truyền cho người khác…

CÂU HỎI

1. Các bạn hãy nêu sáng kiến của mình về hình phạt đối với những

người gây ô nhiễm môi trường và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường.

2. Hãy nêu hạn chế của việc thực hiện công cụ mệnh lệnh hành chính

trong thực tế. Cho thí dụ về một trường hợp cụ thể trong thực tế mà bạn biết.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế tài nguyên môi trường (Trang 81 - 87)