NỘI DUNG CHÍNH Phân loạ i tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế tài nguyên môi trường (Trang 114 - 121)

L ượn gô nhiễm

NỘI DUNG CHÍNH Phân loạ i tài nguyên thiên nhiên

2. Có một nhà máy hóa chất ở đầu nguồn xả thải ra dòng sông gây thiệt hại cho một trang trại trồng táo ở cuối nguồn Biết hàm lợi ích

NỘI DUNG CHÍNH Phân loạ i tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng

trực tiếp hoặc chế biến thành sản phẩm vật chất để đáp ứng các nhu

cầu trong cuộc sống.

Tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại theo bản chất tự

nhiên hoặc theo phương thức và khả năng tái tạo.

Theo bản chất tự nhiên: tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất, nước, rừng, biển, khoáng sản, năng lượng, khí hậu và cảnh quan.

Theo phương thức và khả năng tái tạo: bao gồm tài nguyên không tái tạo, tài nguyên có thể tái tạo nhưng phải nhờ hoạt động của con người và tài nguyên có khả năng tái tạo vô hạn.

Đặc điểm của tài nguyên theo bản chất tự nhiên

Tài nguyên khoáng sn

Khoáng sản là nguồn nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ và phần lớn nằm trong lòng đất. Quá trình hình thành loại tài nguyên này có liên quan mật thiết đến lịch sử phát triển của vỏ trái đất trong một thời gian dài hàng nghìn năm, có khi hàng triệu năm.

Tuỳ theo đặc điểm và tính chất của mỗi loại khoáng sản, người ta có thể phân chúng theo nhiều cách:

– Theo dạng tồn tại: dạng rắn (đồng, chì, sắt...), khí (khí đốt, hêli, acgôn...) và dạng lỏng (dầu, nước khoáng, …)

– Theo nguồn gốc: nội sinh (sinh ra trong lòng đất) và ngoại sinh (sinh ra từ bề mặt trái đất).

– Theo thành phần hóa học: kim loại (nhôm, sắt, mangan, crom...) và phi kim loại (silic, thạch cao, nước biển, nước ngầm...);

mỗi loại lại được phân thành nhiều nhóm khác nhau tuỳ theo công

dụng.

Tài nguyên khoáng sản không phải là vô tận, một số loại trữ lượng ít nên với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại thì sự cạn

kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản đang là mối đe dọa đối với nhiều

quốc gia. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến lạc quan hơn, hi vọng vào sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, trong tương lai con người có thể phát hiện và tạo nên những nguyên liệu mới.

Tài nguyên năng lượng

Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ 2 nguồn chủ yếu là năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất.

Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính là: bức xạ mặt trời,

năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển

động của khí quyển và thủy quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thủy triều, dòng chảy sông…), năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu).

Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các nguồn

địa nhiệt, lửa và năng lượng phóng xạ.

Có thể phân chia các nguồn năng lượng trên trái đất thành một số dạng cơ bản sau:

– Các dạng tài nguyên tái tạo và vĩnh cửu: bức xạ mặt trời, năng lượng gió, dòng chảy và sóng biển, năng lượng sinh khối.

– Các dạng năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu: năng lượng địa nhiệt, năng lượng nguyên tử và hạt nhân.

– Các dạng năng lượng không tái tạo và có giới hạn: năng lượng của khoáng sản cháy (dầu mỏ, khí đốt, than đá…).

Tài nguyên đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất là một hỗn hợp phức tạp bao gồm các hợp chất vô cơ, các mảnh vụn hữu cơ đã và đang bị phân rã, nước, không khí và vô số các vi sinh vật đang sinh sống ở trong đó.

Lớp đất mà các sinh vật đang sinh sống trên đó hoặc trong đó thường mỏng và sắp xếp thành tầng dày từ 1 – 2 mét, đó là nơi cung cấp nguồn chất dinh dưỡng cho cây, cho các sinh vật trong đất; trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp nguồn thực phẩm, gỗ, sợi và nhiều loại nguyên vật liệu khác... đảm bảo cho sự tồn tại của con người. Đất còn

là môi trường sống của con người và hầu hết các sinh vật ở cạn, là nền móng cho toàn bộ các công trình xây dựng.

Sự thay đổi về khí hậu, thảm thực vật, địa hình và tuổi của đất là nguyên nhân hình thành nhiều loại đất khác nhau về màu sắc, độ dày, độ chua và nhiều tính chất khác. Trên thế giới có 5 nhóm đất phổ biến được phân bố ở các vùng khác nhau là:

– Đất rừng tùng bách: gặp ở vùng có khí hậu lạnh. Thực vật đặc

trưng như Thông, Tùng, Bách, Sồi, Giẻ. Hầu hết là cây có lá kim và xanh quanh năm.

– Đất rừng ôn đới thay lá: gặp ở vùng khí hậu ẩm ôn đới. Phần lớn là cây có lá rộng và thay lá theo mùa trong năm xen lẫn cây có lá kim.

– Đất đồng cỏ: gặp ở vùng ôn đới có mùa khô kéo dài, hầu hết là những cây thân thảo nhất niên.

– Đất sa mạc: gặp ở vùng khí hậu nóng khô như sa mạc và các

bán sa mạc. Thực vật ở đây nghèo nàn bao gồm các loài thân thảo

nhỏ, cây bụi, cây gỗ nhỏ mà phần lớn lá của chúng biến thành gai. – Đất rừng mưa nhiệt đới: gặp ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Thực vật rất đa dạng và phong phú, có lá rộng và xanh quanh năm. Một số ít loài còn thể hiện sự rụng lá theo mùa thường không rõ như Bàng biển, Xoan...

Tài nguyên nước

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên trái đất. Nước là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp. Nước rất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cho sinh hoạt của con người. Nước còn được coi là một

hòa tan nhiều vật chất có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người.

Trong chu trình tự nhiên, nước có khả năng tái tạo, nếu sử dụng hợp lí và quy hoạch thận trọng thì nó mãi mãi tồn tại và phục vụ lợi

ích cho con người. Nhưng hiện nay vấn đề nước ngọt trở nên bức

bách, sự tái sinh nước ngọt không kịp đáp ứng nhu cầu của con người ở nhiều nơi trên thế giới nhất là ở vùng đông dân cư và các đô thị lớn.

Tài nguyên rng

Rừng là một hệ sinh thái phong phú nhất có trên mặt đất. Ở đó,

các loại thực vật đóng vai trò như một nhà máy khổng lồ cung cấp các chất hữu cơ, cung cấp oxy và điều hòa khí hậu. Rừng còn là một guồng

máy tự điều chỉnh lưu lượng nước rất có hiệu quả trên trái đất. Như

vậy, rừng có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường.

Theo tính chất và mục đích sử dụng, rừng được chia thành 3 loại là:

– Rừng phòng hộ: gồm các rừng được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa

khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ lại được chia

thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chống cát

bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển.

– Rừng đặc dụng: được sử dụng cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nguồn gien động thực vật rừng, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh

lam thắng cảnh cho du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc

gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa – lịch sử và môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh

doanh gỗ, lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi

trường sinh thái.

Tài nguyên bin

Biển và đại dương luôn luôn được coi là một tài nguyên vô tận mà trời phú cho con người. Các nguồn lợi hải sản quan trọng phải kể đến là cá, tôm, cua, rong biển… Tuy nhiên, do có các phương pháp

khai thác hiện đại, nên nguồn lợi hải sản đang bị giảm sút đáng kể.

Nhiều loại hải sản quan trọng có sản lượng khai thác giảm. Việc đánh bắt quá mức, và sử dụng các công cụ hủy diệt đã làm cho một số loài có nguy cơ diệt chủng.

Tài nguyên khí hu, cnh quan

Tài nguyên khí hậu và cảnh quan bao gồm các yếu tố về thời tiết, khí hậu và địa hình cảnh quan. Địa hình cảnh quan là một dạng tài nguyên mới với đất đai, rừng xanh, động thực vật, nước và không khí hợp thành nguồn tài nguyên môi trường thống nhất. Nó không những là nền tảng để phát triển công nghiệp du lịch mà còn đem lại sự hưởng thụ về tinh thần và tâm lí cho con người, duy trì trạng thái cân bằng, cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất.

Đặc điểm của tài nguyên theo phương thức và khả năng tái tạo

Tài nguyên không tái tạo là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần, chẳng hạn như tài nguyên khoáng sản.

Tài nguyên có thể tái tạo nhưng phải nhờ vào hoạt động của con người là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày

Tài nguyên có khả năng tái tạo vô hạn như năng lượng mặt trời, sức nước, sức gió...

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội

Tài nguyên thiên nhiên là ngun lc cơ bn để phát trin kinh tế: Theo lí thuyết tăng trưởng kinh tế của Cob – Douglass thì hàm sản xuất có dạng:

Y = f (K, L, R, T)

Với Y là tổng mức cung của nền kinh tế (GDP) phụ thuộc vào 4 yếu tố đầu vào là vốn đầu tư (K), nguồn lao động (L), tài nguyên thiên nhiên (R) và khoa học công nghệ (T).

Như vậy tài nguyên thiên nhiên là một trong bốn nguồn lực để phát triển kinh tế.

Tài nguyên thiên nhiên là yếu t thúc đẩy sn xut phát trin:

tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển nông nghiệp và công

nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Điều

này thực sự quan trọng với các nước đang phát triển, tuy nhiên cần đề

phòng tình trạng khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu nguyên liệu thô.

Tài nguyên thiên nhiên là yếu t quan trng cho tích lũy để phát trin: ở các nước kém phát triển, tài nguyên thiên nhiên được khai thác để xuất khẩu lấy vốn tích lũy ban đầu phục vụ sự nghiệp

công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng và góp phần phát triển đất

biến và sản xuất trong nước, góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng và nguyên liệu từ bên ngoài.

Nguyên tắc xây dựng chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phát triển bền vững

Quản lí tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi sự tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kĩ thuật, xã hội thích hợp nhằm khai thác và sử dụng hợp lí về số lượng cũng như chất lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia.

Chính sách quản lí tài nguyên thiên nhiên cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế tài nguyên môi trường (Trang 114 - 121)