Cách thức thị trường sử dụng tài nguyên môi trường có giá và không có giá

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế tài nguyên môi trường (Trang 37 - 38)

và không có giá

Trong một thị trường tự do có 2 yếu tố mà các doanh nghiệp xem xét khi họ quyết định mức sản xuất, đó là:

– Giá một đơn vị sản phẩm mà họ có thể bán được. – Chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Do chi phí biên (MC) sẽ tăng theo sản lượng nên doanh nghiệp sẽ chỉ sử dụng các tài nguyên để sản xuất mức sản lượng mà MC = MR. Đương nhiên là các doanh nghiệp không phung phí các tài nguyên mà

họ phải bỏ tiền mua chúng. Tuy nhiên, đối với những tài nguyên môi

truờng được sử dụng miễn phí thì họ sẽ có khuynh hướng không tính toán để sử dụng chúng một cách tiết kiệm.

Ví dụ: một doanh nghiệp sản xuất giấy sử dụng điện để cung cấp

màng, làm các đường nước bị axit hóa) và thải ra chất dioxide carbon CO2 (là chất gây ra hiệu ứng nhà kính và sự thay đổi thời tiết). Chi phí năng lượng đối với doanh nghiệp đơn giản chỉ là tiền điện phải trả cho công ty điện lực. Chi phí này chỉ bao gồm các khoản mà công ty điện lực mua than, thuê nhân công, duy trì các đường dây, trả cho cổ đông… mà không phản ảnh sự tổn hại môi trường do sản xuất điện gây ra. Khi không có các quy định của Nhà nước, thì không doanh nghiệp nào tạo ra chất thải phải trả tiền cho những tổn hại do chất thải gây ra mà xã hội phải gánh chịu các khoản chi phí này dưới hình thức chi phí y tế do bệnh tật gây ra bởi các tổn hại này và suy thoái môi trường.

Giả sử doanh nghiệp sản xuất giấy mà chúng ta đang đề cập có

thể tăng sản lượng bằng cách tăng nhiệt độ trong những bể bột giấy

hoặc bằng cách gia tăng việc sử dụng nước vào trong bể và thải chất thải lỏng này vào dòng sông gần đó. Phương án thứ hai (sử dụng thêm nước và sau đó là sử dụng năng lượng hấp thu hóa giải chất thải của sông) sẽ chỉ làm tăng chi phí của doanh nghiệp ở mức độ là trả thêm tiền nước. Nếu giá nước rẻ hơn giá điện và mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ chọn phương án thứ hai.

Cách sử dụng tài nguyên như thế có lợi cho doanh nghiệp nhưng có hại cho môi trường tức là cho xã hội. Chất thải này sẽ làm tổn hại môi trường bằng nhiều cách như làm tiệt chủng một số giống loài cá, các nhà máy nước phải lắp đăt các công cụ lắng lọc để bảo đảm chất

lượng nước có thể uống được cho dân chúng, dòng sông ô nhiễm đến

mức không thể bơi lội được nữa… Những tổn hại như thế gọi là chi

phí ngoại tác.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế tài nguyên môi trường (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)