CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Do dữ liệu sẵn có, tác giả nghiên cứu chỉ 7 thị trường ASEAN. Dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu này là giá hàng ngày của chỉ số thị trường chứng khoán bằng đồng nội tệ thu được từ yahoo.finance trong giai đoạn từ 3/1/2000 đến 31/12/2013, bao gồm: JKSE (Indonesia), SET (Thái Lan), FTSE (Malaysia), PSE (Philippine), STI (Singapore), VN-index (Việt Nam), LSX (Lào).
Tỷ suất sinh lợi chính là các quan sát cần thiết cho bài nghiên cứu để thực hiện các phương pháp kiểm định thống kê và nó được xác định theo cơng thức sau:
r = [ln P(t)−lnP(t−1)] × 100
Trong đó: rt : tỷ suất sinh lợi theo ngày tại thời điểm t Pt : giá cổ phiếu đóng cửa ở thời điểm t Pt-1 :giá cổ phiếu đóng cửa ở thời điểm t-1
Trong bài nghiên cứu này, giả thuyết mà tác giả cần kiểm định là tính hiệu quả thơng tin dạng yếu cho thị trường chứng khốn các quốc gia khu vực ASEAN. Một thị trường chứng khoán được xem là hiệu quả thông tin dạng yếu khi giá cổ phiếu phản ánh đầy đủ và tức thời tất cả mọi thông tin liên quan tới cổ phiếu. Nghĩa là tỷ suất sinh lợi là độc lập với nhau, tỷ suất sinh lợi của chứng khoán trong quá
khứ cũng như các thơng tin khác trong q khứ khơng có mối liên hệ với tương lai. Nói cách khác, một thị trường được xem là hiệu quả thông tin dạng yếu khi giá cổ phiếu biến động một cách ngẫu nhiên, không theo một xu hướng nào trong quá khứ
và các nhà đầu tư khơng thể dự đốn được.
Kiểm định tính hiệu quả dạng yếu của thị trường chứng khoán chủ yếu tập trung vào sự phân phối ngẫu nhiên của lợi nhuận trong một chuỗi thời gian. Nếu lợi nhuận theo kiểu hình chng tức là có phân phối chuẩn. Giả định lý thuyết bước đi ngẫu nhiên ủng hộ tính hiệu quả dạng yếu của thị trường vốn. Trong phần này
những phương pháp được áp dụng để kiểm định tính hiệu quả dạng yếu của thị trường chứng khoán được diễn giải như sau:
Đầu tiên tác giả sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để kiểm định
tính phân phối của chuỗi lợi nhuận. Nếu chuỗi dữ liệu tuân theo tính phân phối chuẩn thì có thể kết luận thị trường hiệu quả; ngược lại nếu chuỗi dữ liệu khơng tn theo tính phân phối chuẩn thì ta có thể kết luận thị trường chứng khốn khơng hiệu quả.
Sau đó, tác giả thực hiện các phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị,
kiểm định tỷ lệ phương sai, kiểm định tỷ lệ đa phương sai, kiểm định bậc, kiểm định đoạn mạch để kiểm tra tính vững của kết quả.
Cuối cùng, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết để kiểm tra xem liệu rằng chuỗi giá chứng khoán giữa các quốc gia có mối liên hệ với nhau trong dài hạn hay không.