Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Eximbank– Sở Giao Dịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam sở giao dịch 1 (Trang 80 - 83)

2.2.3.1 .Thị phần cho vay tiêu dùng của Eximbank– Sở Giao Dịch 1

3.1. Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Eximbank– Sở Giao Dịch

3.1.1. Tiềm năng của thị trường cho vay tiêu dùng

Việt Nam có dân số đạt 90 triệu dân với cơ cấu dân số vàng, khoảng 69% dân số đang ở độ tuổi lao động. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào là nguồn lực quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế. Đồng thời đây cũng là cơ hội dịch chuyển lao động thông qua di cư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tể xã hội. Với thu nhập ổn định, thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển.

Theo báo cáo về triển vọng ngành Tài chính tiêu dùng vào năm 2013 của Stoxplus – một tổ chức nghiên cứu tài chính uy tín tại Việt Nam thì mặc dù các sản phẩm cho vay tiêu dùng đã xuất hiện tại Việt Nam được gần 10 năm nhưng phân khúc ngân hàng bán lẻ này dường như vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng của nó.

Nền kinh tế Việt Nam đã và đang trải qua giai đoạn khó khăn khi mà sức mua trong và ngoài nước suy yếu, hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn còn ở mức cao, nợ xấu đối với doanh nghiệp tăng cao đặc biệt là đối với các doanh nghiệp bất động sản. Việc các ngân hàng tập trung cho vay tiêu dùng, đẩy mạnh cho vay mua nhà, xây nhà, sửa chữa nhà để ở là một cách để các doanh nghiệp bất động sản giải quyết hàng tồn kho, ngân hàng tăng trưởng tín dụng và cũng là cơ hội để ngân hàng cải thiện tình trạng nợ xấu. Những năm trở lại đây, trước áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng 100% vốn nước ngoài, hầu hết các ngân hàng đều có sự chuyển đổi mạnh mẻ, chú trọng vào việc cung cấp dịch vụ tài

chính. Vì vậy, cho vay tiêu dùng vẫn được xem là thị trường tiềm năng cần được khai thác tối ưu

Nắm bắt được xu thế đó, các ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài đã và đang mở rộng các sản phẩm mua nhà, mua xe ô tơ, du học…Vì vậy, có thể nói, tiềm năng của thị trường cho vay tiêu dùng không chỉ hứa hẹn sự bùng nổ về các sản phẩm dịch vụ dành cho người tiêu dùng mà còn ở ngay trong sự vận động của các tổ chức tín dụng. Sẽ có ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như ngoài nước tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này với sản phẩm đa dạng hơn, lãi suất cạnh tranh hơn và chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Vào những tháng cuối năm 2012, hầu hết ngân hàng đã kịp tung ra nhiều chương trình cho vay tiêu dùng với lãi suất cực kỳ hấp dẫn nhằm mục tiêu tăng trưởng tín dụng, nâng cao lợi nhuận. Chẳng hạn, trong tháng 12, AB Bank đã triển khai chương trình “Vay dễ dàng, nhận ưu đãi lớn” dành cho các khách hàng vay tiêu dùng. Khách hàng sẽ có cơ hội giảm ngay 2% lãi suất vay trong 3 tháng đầu tiên và có cơ hội nhận phiếu mua sắm nội thất trị giá 10 triệu đồng, hoặc thẻ tín dụng có số dư 2-3 triệu đồng. HD Bank cũng tung ra chương trình cho vay mua nhà với lãi suất cực thấp: 0%/năm trong tháng đầu tiên, 11 tháng tiếp theo lãi suất là 11,5%/năm. Nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, ACB…cũng liên tục giới thiệu các gói cho vay tiêu dùng với những ưu đãi hấp dẫn. Theo đó, lãi suất chỉ xoay quanh 12%/năm trong 3-6 tháng đầu, sau đó sẽ áp dụng theo lãi suất thị trường. Nhiều ngân hàng còn nghiên cứu để nới lỏng điều kiện cho vay, tạo điều kiện cho các khách hàng cá nhân tiếp cận nguồn vốn vay tiêu dùng một cách dễ dàng

3.1.2. Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Eximbank– Sở Giao Dịch 1

Hiện tại, sau hơn 5 năm gia nhập WTO, Việt Nam có 6 Ngân hàng thương mại nhà nước, 34 Ngân hàng thương mại cổ phần, 18 Cơng ty tài chính, 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Cùng với những lợi thế về thương hiệu mạnh, quy mô lớn, lãi suất thấp, tính chun nghiệp cao thì các hạn chế trong hoạt động đối với

ngân hàng nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO ngày càng được nới lỏng. Không muốn bị thất thế ngay trên “sân nhà”, các ngân hàng TMCP trong nước đã và đang chuyển dịch dần cơ cấu kinh doanh, tập trung vào thị trường bán lẻ trong đó có cho vay tiêu dùng.

Vốn dĩ hoạt động theo đúng như tên gọi “Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu” nên hoạt động kinh doanh của Eximbank chủ yếu là tài trợ thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế nên khách hàng truyền thống của Eximbank đều doanh nghiệp. Thời gian trước đây, thương hiệu Eximbank chưa được nhiều khách hàng cá nhân biết đến. Mặc dù Eximbank cũng đã có những chính sách nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng do đặc thù kinh doanh nên những chính sách đưa ra chưa thật sự phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, khi mà các doanh nghiệp ngày càng thận trọng và e dè hơn trong việc vay vốn, lợi nhuận của ngân hàng cũng trực tiếp bị ảnh hưởng, Eximbank đã nhận thấy hướng phát triển hoàn toàn mới và tập trung nguồn lực vào việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm mục tiêu phát triển trở thành một trong ba ngân hàng hàng đầu Việt Nam

Từ chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống, Eximbank - Sở Giao Dịch 1 đã có những định hướng của riêng mình để có thể cạnh tranh khơng chỉ với các ngân hàng đối thủ mà còn với các chi nhánh khác trong hệ thống:

 Phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững nhằm duy trì vị thế dẫn đầu trong hệ thống Eximbank về quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh.

 Chuyển đổi mơ hình kinh doanh theo hướng kết hợp phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, nâng cao tỷ trọng thu nhập từ cho vay tiêu dùng trong tổng thu nhập của chi nhánh

 Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhất là hoạt động cho vay tiêu dùng ở các phòng giao dịch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

 Tập trung đẩy mạnh tăng trưởng cho vay tiêu dùng, chú trọng chất lượng tín dụng, tập trung xử lý nợ xấu, nợ quá hạn

 Nâng cao chất lượng quản trị, kiểm soát rủi ro trong mọi hoạt động nghiệp vụ nhất là hoạt động tín dụng trong đó có cho vay tiêu dùng.

 Thực hiện tốt chính sách quan hệ khách hàng, giữ vững khách hàng hiện có, thu hút thêm khách hàng mới nhằm mở rộng nền tảng khách hàng. Xây dựng nền tảng khách hàng theo hướng tăng số lượng khách hàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào những khách hàng lớn.

 Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nhân sự trên nguyên tắc “nâng cao năng suất lao động” đồng thời hợp lý hóa quy trình xử lý sản phẩm, dịch vụ.

 Đẩy mạnh và mở rộng thị phần cho vay tiêu dùng, góp phần đưa Eximbank trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam và khu vực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam sở giao dịch 1 (Trang 80 - 83)