1 .ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ
Song song với việc cho vay thì cơng tác thu nợ là hết sức quan trọng đối với mọi Ngân hàng thương mại nói chung và đối với NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận nói riêng. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà Ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trể hạn hoặc có thể khơng thu hồi được. Vì vậy cơng tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ ) được Ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thốt và có hiệu quả cao.
Trong thời gian qua, doanh số thu nợ của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thuận không tăng liên tục mà giảm ở năm 2011 và tăng đột biến vào năm 2012. Năm 2011 doanh số thu nợ đạt 233.098 triệu đồng, giảm 45.452 triệu đồng tương ứng 16,32% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, thiên tai dịch bệnh luôn đe dọa nông nghiệp, nông thôn gây ra thiệt hại khơng nhỏ đến người dân trong q trình sản xuất nơng nghiệp và nuôi thủy sản trong vùng. Sang năm 2012, tình hình sản xuất kinh doanh của người dân gặp nhiều thuận lợi (trúng mùa, được giá) nên doanh số thu nợ tăng mạnh lên 347.905 triệu đồng, tăng 114.807 triệu đồng tương ứng 49,25% so với năm 2011. Để thấy rõ hơn về tình hình thu nợ của ngân hàng trong thời gian qua, chúng ta tiến hành phân tích thực trạng doanh số thu nợ của ngân hàng trên hai khía cạnh: theo thời hạn và theo thành phần kinh tế.
4.2.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn
Căn cứ vào thời gian cấp tín dụng thì doanh số thu nợ bao gồm doanh số thu nợ ngắn hạn và doanh số thu nợ trung – dài hạn. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều doanh số thu nợ trung – dài hạn trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, nguyên nhân của việc doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ là do việc ngân hang chủ yếu cho vay ngắn hạn và chu kỳ sản xuất kinh doanh trong địa bàn huyện thường là ngắn hạn nên người vay dễ dàng trả các khoản nợ ngắn hạn của ngân hàng đúng thời hạn.
Bảng 4.6: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 235.575 207.257 320.932 (28.318) (12,02) 113.675 54,85 Trung - Dài hạn 42.975 25.841 26.973 (17.134) (39,87) 1.132 4,38 Tổng cộng 278.550 233.098 347.905 (45.452) (16,32) 114.807 49,25
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận)
Doanh số thu nợ ngắn hạn: Nhìn chung tình hình thu nợ ngắn hạn của
chi nhánh tuy không tăng liên tục nhưng vẫn đảm bảo khả năng thu hồi qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh số thu hồi nợ ngắn hạn đạt mức 235.575 triệu đồng giảm 28.318 triệu đồng, tương ứng giảm 12,02% so với năm 2010. Qua năm 2012 doanh số thu hồi nợ ngắn hạn của chi nhánh tiếp tục tăng cao và đạt 320.932 triệu đồng tăng 113.675 triệu đồng, tương ứng tăng 54,85% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự biến động này là do vào những tháng cuối năm 2011, trong địa bàn huyện đã xảy ra nhiều vụ thiên tai dịch bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến q trình chăn ni, sản xuất của người dân. Chính vì thế, để q trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục thì nhiều người dân đã đến vay vốn ngân hàng (làm doanh số cho vay tăng cao) để chuẩn bị cho chu vụ mùa tiếp theo. Đến năm 2012, nền kinh tế địa phương đã có những chuyển biến tích cực, sản xuất ổn định, các dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời giúp người dân yên tâm sản xuất, các đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn, góp phần gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị, các cá nhân. Mặt khác, doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm thường phát sinh rất lớn là do người đi vay thường là nông dân vay theo mùa vụ
GVHD: TS.Phan Đình Khơi 42 SVTH: Châu Hữu Thuấn
hay đầu mỗi chu kỳ sản xuất, khi hết vụ hay đến cuối chu kỳ thì thu hồi được vốn sẽ trả nợ cho ngân hàng.
Doanh số thu nợ trung – dài hạn: Diễn biến cùng chiều với thu nợ ngắn
hạn, doanh số thu nợ trung – dài hạn cũng giảm ở năm 2011 và tăng trong năm 2012. Vào năm 2011 doanh số thu nợ trung – dài hạn đạt 25.841 triệu đồng, giảm 17.134 triệu đồng, tương ứng 39,87% so với năm 2010. Sang năm 2012 tăng nhẹ lên 26.973 triệu đồng, tăng 1.132 triệu đồng, tương ứng 4,38% so với năm 2011. Doanh số thu nợ trong năm 2011 giảm là do các món vay trung – dài hạn ở những năm trước chưa đến hạn trả hoặc do trong năm này nguồn vốn cho vay Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn, không tập trung nhiều vào các khoản vay dài hạn nên ảnh hưởng đến doanh số thu nợ dài hạn của Ngân hàng trong năm.
Tóm lại, doanh số thu nợ tăng chủ yếu do sự tăng đáng kể của doanh số thu nợ ngắn hạn mà doanh thu này tăng là do doanh số cho vay ngắn hạn tăng. Doanh số thu nợ tăng một mặt là do nền kinh tế địa phương đã có những chuyển biến tích cực, sản xuất ổn định, các đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, phải kể đến năng lực của cán bộ tín dụng khơng những trong việc nổ lực mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để tăng doanh số cho vay mà cịn trong cơng tác thẩm định hồ sơ vay nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng khi vay nợ Ngân hàng. Trong vài năm gần đây, Ngân hàng cũng đã chọn lọc những khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo cho khoản vay và có uy tín làm cho hiệu quả hoạt động thu nợ tăng lên.
4.2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Hiệu quả sử dụng vốn được phản ánh thông qua khả năng trả nợ đúng thời hạn đã cam kết của khách hàng với ngân hàng được thể hiện một phần thông qua doanh số thu nợ hàng năm của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thuận. Hai thành phần được ngân hàng cho vay chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp nên tình hình thu nợ của ngân hàng cũng dựa trên hai đối tượng này. Tình hình thu nợ của các đối tượng này giai đoạn 2010 – 2012 cũng có nhiều biến động do tình hình thiên tai, dịch bệnh trong địa bàn huyện vào năm 2011 cùng với những biến động của nền kinh tế, cụ thể như sau:
Bảng 4.7: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010-2012
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận)
Doanh số thu nợ hộ gia dình, cá nhân: Thành phần này chiếm tỷ trọng
khá cao trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Năm 2011 đạt 207.257 triệu đồng (giảm 12,02% tương đương giảm 28.318 triệu đồng so với năm 2010) và sang năm 2012 tăng lên 300.932 triệu đồng (tăng 45,2% tương đương tăng 93.675 triệu đồng so với năm 2011). Nguyên nhân doanh số thu nợ hộ gia đình, cá nhân có xu hướng tăng lên và tăng mạnh trong năm 2012 là do đối tượng này thường vay vốn với thời gian ngắn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thương mại – dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Cũng trong năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng mạnh do trong năm tình hình kinh tế địa phương dần ổn định, hoạt động sản xuất của hộ gia đình, cá nhân có hiệu quả nên ngân hàng dễ dàng thu nợ. Hơn nữa, những khoản vay của các năm trước đến hạn cũng làm doanh số thu nợ trong năm tăng lên.
Doanh số thu nợ doanh nghiệp: Doanh số thu nợ của doanh nghiệp có
nhiều biến động, giảm mạnh vào năm 2011 nhưng tăng mạnh vào năm 2012, cụ thể: năm 2011 đạt 25.841 triệu đồng (giảm 39,87% tương đương giảm 17.134 triệu đồng so với năm 2010) và sang năm 2012 tăng mạnh lên 46.973 triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Hộ gia đình,cá nhân 235.575 207.257 300.932 (28.318) (12,02) 93.675 45,20 Doanh nghiệp 42.975 25.841 46.973 (17.134) 39,87 21.132 81,78 Tổng cộng 278.550 233.098 347.905 (45.452) (16,32) 114.807 49,25
GVHD: TS.Phan Đình Khơi 44 SVTH: Châu Hữu Thuấn
(tăng 81,78% tương đương tăng 114.807 triệu đồng so với năm 2011). Nguyên nhân doanh số thu nợ doanh nghiệp tăng giảm không ổn định là do: Trong năm 2010 được chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lơi trong quá trình thành lập và phát triển nên có nhiều doanh nghiệp đã chủ động vay vốn ngân hàng với kỳ hạn lớn hơn 12 tháng để thành lập và mở rộng quy mô sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản. Đến năm 2012, tình hình kinh tế ở địa phương có nhiều tiến triển và đến kỳ hạn trả nợ vốn vay của các doanh nghiệp nên doanh số thu nợ trong năm tăng đột biến.