Phân tích tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thuận tỉnh kiên giang (Trang 60 - 63)

1 .ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

4.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu

Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thì tình trạng xảy ra nợ xấu do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan là một điều không thể tránh khỏi. Song song với việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng ln được chi nhánh đặt lên hàng đầu. Mặc dù khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh làm ăn có hiệu quả và trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên do sự biến động không tốt của môi trường kinh tế làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Nhưng nhìn chung thì các khoản nợ xấu của chi nhánh đều giảm dần qua các năm với tốc độ giảm ngày càng nhanh. Cụ thể hơn, ta tiến hành phân tích thực trạng nợ xấu của ngân hàng trên hai khía cạnh: theo thời gian và theo thành phần kinh tế.

4.2.4.1 Phân tích tình hình nợ xấu theo thời hạn

Tình hình nợ xấu của Ngân hàng biến động tương đối lớn và theo chiều hướng giảm dần, thể hiện chất lượng tín dụng tốt của Ngân hàng. Cụ thể, năm 2010 nợ xấu của Ngân hàng là 2.265 triệu đồng. Năm 2011 là 339 triệu động giảm 1.926 triệu đồng tương ứng giảm 85,03%. Năm 2012 nợ xấu là 97 triệu đồng giảm 242 triệu đồng tương ứng giảm 71,39% so với năm 2011. Nợ xấu năm

2010 của Ngân hàng cao là do anh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, 2009 nên kinh tế của người dân gặp nhiều khó khăn, những năm sau đó nền kinh tế tại địa phương trên đà phục hồi và phát triển nên tình hình nợ xấu của Ngân hàng giảm đáng kể. Mặc khác việc nợ xấu giảm là kết quả đáng mừng, nó cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác thu hồi và xử lý nợ q hạn: đơn đốc cán bộ tín dụng có những biện pháp tích cực trong cơng tác thu nợ như nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn bằng cách gửi giấy báo nợ đến tận tay người dân trước khi đến hạn; công tác xử lý nợ phải tiến hành thường xun, bám sát địa bàn phân tích từng món vay khó địi đề xuất biện pháp xử lý kịp thời. Công tác thẩm định cho vay cũng được quan tâm đúng mực để khơng bỏ sót khách hàng tốt và chọn nhầm khách hàng xấu,…Để rõ hơn ta xem xét nợ xấu của từng thời hạn tín dụng cụ thể :

Bảng 4.10: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 738 53 12 (685) (92,82) (41) (77,36) Trung - Dài hạn 1.572 286 85 (1.286) (81,81) (201) (70,28) Tổng cộng 2.265 339 97 (1.926) (85,03) (242) (71,39)

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận)

 Nợ xấu ngắn hạn: Mặc dù doanh số cho vay cũng như thu nợ hay dư nợ

ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, nhưng nợ xấu thì chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng ngắn hạn cao hơn chất lượng tín dụng dài hạn. Cụ thể: năm 2010 nợ xấu tín dụng ngắn hạn là 738 triệu đồng, năm 2011 là 53 triệu đồng giảm 685 triệu đồng tương ứng giảm 92,82% so với năm 2010. Năm 2012 là 12 triệu đồng giảm 41 triệu đồng tương ứng giảm 77,36% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tín dụng ngắn hạn thời gian vay ngắn nên điều kiện kinh tế ít thay đổi nên rủi ro cho người vay thấp, nên khả năng trả nợ cao

GVHD: TS.Phan Đình Khơi 50 SVTH: Châu Hữu Thuấn

hơn,…Các khoản vay ngắn hạn thường có giá trị thấp nên dễ thu hồi. Nhưng nợ xấu ngắn hạn vẫn còn tồn tại trong dư nợ của Ngân hàng là do một số người dân vụ mùa thất bát, hoặc do cán bộ tín dụng khơng thẩm định kỹ trước khi cho vay dẫn đến phương án sản xuất là khơng có thực khơng hiệu quả nên khơng có lãi từ việc sản xuất mà chỉ là tiêu dùng hoặc thua lỗ, gây khó khăn cho việc thu hồi nợ hoặc không thu được nợ.

 Nợ xấu dài hạn: Mặc dù nợ xấu của tín dụng trung dài hạn cao hơn tín

dụng ngắn hạn nhưng Ngân hàng đã cố gắng giảm nợ xấu qua các năm. Cụ thể năm 2010 nợ xấu của tín dụng trung – dài hạn là 1.572 triệu đồng, sang năm 2011 là 286 triệu đồng giảm 1.286 triệu đồng tương ứng giảm 81,81% so với năm 2010. Năm 2012 là 85 triệu đồng giảm 201 triệu đồng tương ứng giảm 70,28% so với năm 2011. Nợ xấu giảm các năm qua là do Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực thu hồi vốn, các tổ chức và cá nhân vay vốn sản xuất, kinh doanh có hiệu quả,… Ngân hàng đã có những biện pháp hạn chế tối đa nợ xấu, rà soát, kiểm tra nghiêm ngặc quy trình cho vay, quản lý từ khâu cho vay đến thu hồi nợ, gắn kết trách nhiệm của cán bộ tín dụng với những khoản cho vay.

4.2.5.2 Phân tích tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế

Tình hình nợ xấu của hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp trong giai đoạn 2010-2012, cụ thể như sau:

Bảng 4.11: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Hộ gia đình,cá nhân 2.265 339 97 (1.926) (85,03) (242) (71,39) Doanh nghiệp 0 0 0 0 0,00 0 0,00 Tổng cộng 2.265 339 97 (1.926) (85,03) (242) (71,39)

 Nợ xấu của hộ gia dình, cá nhân: Thành phần này chiếm gần như 100% doanh số nợ xấu của ngân hàng và giảm liên tục qua các năm, cụ thể năm 2010 nợ xấu là 2265 triệu đồng, sang năm 2011 là 339 triệu đồng giảm 85,03% tương ứng giảm 1926 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 nợ xấu giảm 71,,39% tương ứng giảm 242 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng này như đã phân tích ở trên là do cơng tác thẩm định cho vay, và công tác thu hồi nợ Ngân hàng đã thực hiện rất tốt.

 Nợ xấu của doanh nghiệp: Trong thời gian qua, doanh nghiệp là đối

tượng được NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thuận quan tâm cho vay trong q trình mở rộng quy mơ tín dụng trên địa bàn. Tuy nhiên, vì đây là đối tượng mới nên ngân hàng rất cẩn thận trong việc xem xét, thẩm định, đánh giá doanh nghiệp thật kỹ trước khi quyết định cho vay, cũng như là thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp nên đã hạn chế được tình trạng sử dụng vốn sai mục đích. Đồng thời, trong thời gian qua các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động tương đối tốt mang lại lợi nhuận nên trả nợ đầy đủ ngân hàng và khơng gây ra tình trạng nợ quá hạn hay nợ xấu. Đây là một điều tích cực trong công tác quản lý và thu hồi nợ doanh nghiệp của ngân hàng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vĩnh thuận tỉnh kiên giang (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)