2.2 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA URENCO DONG NA
2.2.2.1 Môi trường vĩ mô
- Chính trị - luật pháp:
Việt Nam có nền chính trị ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài
đến đầu tư và xây dựng các công ty tại Việt Nam nói chung và tại các khu cơng
nghiệp của thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai nói riêng. Điều này đã tạo nên lượng khách hàng lớn trong lĩnh vực vệ sinh mơi trường.
Chính phủ quan tâm và có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với công tác đầu tư và các hoạt động bảo vệ môi trường. Luật pháp Việt Nam ngày càng hồn thiện và
đã có Luật bảo vệ Mơi trường năm 2005 cùng các văn bản dưới luật quy định các
của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường, Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường Khu kinh tế, Khu Công nghệ cao,
Khu Công nghiệp và Cụm cơng nghiệp…). Chính sách khơng phân biệt các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác đã tạo cơ hội cho nhiều tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực này, đây chính là các đối thủ hiện tại cũng như tương lai của Urenco Dong Nai.
Mặt khác, những trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường (xả chất thải nguy hại, vứt rác bừa bãi ra đường, nơi công cộng, kênh, rạch, sông, suối …) chưa bị xử lý nặng nên công ty gặp khơng ít khó khăn trong công tác thu gom và xử lý chất thải.
Chỉ thị 04/CT-UBND ngày 11/03/2010 của UBND Tỉnh Đồng Nai về việc quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đã giao nhiệm vụ Công ty Kinh doanh hạ tầng KCN, CCN trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và chuyển giao CTR thông thường và CTNH trong phạm vi KCN, CCN do Công ty kinh doanh hạ tầng làm chủ đầu tư, theo đó các cơng ty, xí nghiệp trong các KCN sẽ không trực tiếp ký hợp đồng với Urenco Dong Nai mà sẽ phải tùy thuộc vào công ty Kinh doanh hạ tầng KCN đó. Cơng ty kinh doanh hạ tầng KCN có thể ký hoặc không ký hợp đồng để Urenco Dong Nai thu gom rác tại KCN.
- Kinh tế:
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát; giá cả nguyên nhiên vật liệu và các mặt hàng tăng cao, lương tối thiểu cũng tăng … Công ty và các đối thủ cũng không tránh khỏi ảnh hưởng này. Khi giá yếu tố đầu vào tăng, Công ty buộc phải tăng giá một số dịch vụ nhưng
ngược lại một số khách hàng đề nghị không tăng giá thu gom rác. Tuy nhiên,
Urenco Dong Nai không vay vốn nên không bị ảnh hưởng khi lãi suất tăng cao;
ngược lại, các đối thủ do nguồn vốn hạn hẹp, phải vay vốn nên chịu ảnh hưởng của
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh
có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Biên Hịa – là trung tâm chính trị
- kinh tế - văn hóa của tỉnh, thị xã Long Khánh và 09 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú. Riêng thành phố Biên Hịa có 30 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 23 phường và 7 xã) với các khu công nghiệp: KCN Biên Hòa 1, KCN Biên Hòa 2,
KCN Amata, KCN Long Bình. Tổng số KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai là 21 với khoảng trên 1.111 công ty. Số lượng công ty lớn là điều kiện tốt để Urenco Dong Nai và các đối thủ đẩy mạnh hoạt động thu gom rác.
- Khoa học – kỹ thuật - công nghệ:
Khoa học – kỹ thuật – công nghệ ngày càng phát triển đem tới cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực: giúp cho năng suất lao động tăng, tiết kiệm chi phí nguyên nhiên vật liệu, nhưng nếu công ty không thay đổi kịp theo cơng nghệ - kỹ thuật mới thì sẽ lạc hậu hơn đối thủ trong công tác thu gom và xử lý chất thải.
Cụ thể hoạt động thu gom và xử lý rác phụ thuộc chủ yếu vào phương tiện vận tải, hóa chất khử mùi, thiết bị xử lý nước rỉ rác, cơng suất của lị đốt rác y tế. Nhưng hiện nay lượng xe chuyên dùng của công ty tuy nhiều nhưng hầu hết đều đã qua thời gian sử dụng lâu năm, xuống cấp, thường hư hỏng, tốn thời gian và chi phí sửa chữa. Cơng ty tốn nhiều chi phí trong việc mua hóa chất khử mùi nhưng thực tế
công nhân đã pha chế tỷ lệ hóa chất khơng đúng liều lượng như quy định đã gây
thiệt hại là vừa tốn cơng, vừa tốn chi phí mà khơng mang lại hiệu quả, rác sau khi
được thu gom tại các bãi trung chuyển nhưng vẫn để lại mùi. Ngồi ra, lị đốt rác y
tế vận hành bằng dầu của công ty hiện nay cũng đã xuống cấp, tốn nhiều chi phí sửa chữa, có khi phải tạm ngưng hoạt động và không đảm bảo về mặt đánh giá tác động
mơi trường (chưa xử lý triệt để khí thải).
Do đó, nếu xuất hiện đối thủ cạnh tranh có vốn mạnh, đầu tư trang thiết bị xử
nhân có tay nghề và ý thức trong cơng tác thì đó chính là vấn đề đáng lo ngại cho
Urenco Dong Nai.
- Văn hóa - xã hội:
Xã hội ngày càng hiện đại, văn minh, con người càng có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường, tuy nhiên Việt Nam là nước Á đông không phải là nước Tây Âu nên khơng thể sánh với họ về việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. Riêng tỉnh
Đồng Nai cũng chưa phải là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội lớn, không phải là đơ thị loại I, phần lớn dân cư có nguồn gốc từ nông thôn và các từ các tỉnh nghèo
khác nhập cư đến nên ý thức về vệ sinh môi trường không cao, một bộ phận dân cư không xem trọng việc phải bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm, họ cho rằng bỏ rác
ở đâu cũng được miễn sao làm khơng tốn tiền hoặc tốn ít tiền là tốt. Một số cơng ty,
xí nghiệp khơng ký hợp đồng thu gom rác với Công ty mà giao rác cho đơn vị khác vì giá thấp hơn; họ khơng cần biết rác của họ sẽ được xử lý như thế nào.
- Tự nhiên:
Môi trường tự nhiên tác động đến hoạt động thu gom, vận chuyển của Công ty
cũng như các đối thủ là như nhau. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải chịu ảnh hưởng rất nhiều của thời tiết. Vào mùa mưa lớn, công nhân vệ sinh phải dầm mưa làm việc, dễ mắc bệnh, rác thải bị trôi đi không nằm đúng vị trí tập kết,
đường sá lầy lội, trơn trượt gây khó khăn trong việc đi lại của cơng nhân và của cả phương tiện vận chuyển.
Tuy nhiên, Tỉnh Đồng Nai ít có biến động về thời tiết, hiếm khi gặp thiên tai
mưa bão, lũ lụt như các tỉnh miền Trung, miền Bắc, nên cơ sở vật chất, trang thiết bị
khá an toàn.
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh
Đồng Nai là 589.473 ha, bao gồm đất nông nghiệp: 302.845 ha, đất lâm nghiệp: 179.807 ha, đất chuyên dùng 68.018 ha, đất ở 10.548 ha và đất chưa sử dụng:
xây dựng các khu xử lý chất thải quy mơ lớn. Vấn đề cịn lại chủ yếu là đòi hỏi vốn
đầu tư thật nhiều và hiếm có đơn vị nào đáp ứng được yêu cầu này. Do đó, chỉ có
thể xây dựng các khu xử lý chất thải bằng nguồn vốn liên doanh, liên kết hoặc được
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ.
- Dân số:
Dân số toàn Tỉnh Đồng Nai theo số liệu thống kê đến đầu năm 2010 là
2.559.673 người, mật độ dân số là 387 người/km2 (riêng thành phố Biên Hịa có 160.640 hộ dân với 841.502 nhân khẩu, mật độ dân số là 5.405 người/km2). Dân số
Đồng Nai là dân số trẻ, chủ yếu là người lao động từ nơi khác đến. Đây là cơ hội cho công ty và các đối thủ tuyển dụng nhân lực và mở rộng địa bàn hoạt động vì
dân số tăng thì các nhu cầu của con người cũng tăng, lượng rác thải ra cũng tăng.
- Quốc tế:
Việt Nam quan hệ mở rộng với nước ngoài là điều kiện thuận lợi để Cơng ty
có các đối tác nước ngoài trong việc hợp tác đầu tư xây dựng các dự án về mơi trường, cũng như có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với khoa học – kỹ thuật - công nghệ
và các trang thiết bị, yếu tố đầu vào tiên tiến. Ngược lại, Công ty cũng phải đối đầu với nguy cơ là có thể xuất hiện đối thủ là các cơng ty nước ngồi hoặc nước ngoài bỏ vốn hợp tác với đối thủ của Urenco Dong Nai.
2.2.2.2 Môi trường vi mô: - Sản phẩm, dịch vụ thay thế: - Sản phẩm, dịch vụ thay thế:
Đối với loại hình dịch vụ vệ sinh mơi trường thì dịch vụ thay thế đó chính là
cách thức xử lý chất thải bằng các phương pháp khác nhau.
Ngoài phương pháp xử lý rác thải y tế bằng lị đốt chạy bằng dầu như hiện nay cơng ty đang làm thì cịn có thể áp dụng cơng nghệ khơng đốt: Quy trình nhiệt: khử
khuẩn bằng nhiệt ướt như nồi hấp (autoclave) hay hệ thống hấp ướt tiên tiến (advanced steam), khử khuẩn bằng nhiệt khô (dry heat), công nghệ vi sóng
(microwave), plasma...; Quy trình hóa học: không dùng clo (non-chlorine), thủy
phân kiềm (alkaline hydrolysis); Quy trình bức xạ: tia cực tím, cobalt; Quy trình sinh học: xử lý bằng enzym.
Trong việc xử lý rác thải thông thường, hiện tại cơng ty chỉ có một phương pháp là đem chơn lấp mà chưa có cơng nghệ tái chế thành các sản phẩm có ích như vật liệu xây dựng, phân bón, hạt nhựa, năng lượng, ... vừa hạn chế được diện tích
đất chơn lấp, vừa tạo ra sản phẩm mới như các đơn vị trong và ngồi nước đã làm. Do đó, nếu trong tương lai, xuất hiện đối thủ đầu tư công nghệ xử lý rác mới
hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội thì đây là vấn đề đáng lo ngại cho Urenco
Dong Nai.
- Khách hàng:
Khách hàng ổn định và lớn nhất hiện nay là Phịng Tài chính Biên Hịa - đơn vị đại diện cho Nhà nước chi trả bằng Ngân sách.
Theo Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/03/2005 của Chính phủ và Quyết
định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước
có thể xóa bỏ cơ chế đặt hàng dịch vụ cơng ích mà chuyển sang đấu thầu, điều này
đặt ra vấn đề cho công ty là làm thế nào để cạnh tranh với các đối thủ để có tiếp tục
thực hiện dịch vụ cơng ích như hiện nay.
Ngồi khách hàng lớn là Phịng Tài chính Biên Hịa; cịn có các tổ chức, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở y tế, hộ kinh doanh, hộ gia đình … hiện là khách hàng cịn lại của cơng ty. Khách hàng này thì đa dạng và rất dễ thay đổi nhu
cầu nên việc giữ chân các khách hàng này rất quan trọng. Nhu cầu chủ yếu của
nhóm này thường là phải đảm bảo về chất lượng dịch vụ, thời gian, giá cả hợp lý, thái độ phục vụ lịch sự.
+ Áp lực của khách hàng trong dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt:
Mặc dù hiện tại chưa có đối thủ cạnh tranh với Cơng ty trong việc thu gom rác sinh hoạt từ hộ gia đình trên địa bàn thành phố Biên Hịa nhưng chính khách hàng
đã tạo áp lực đối với Công ty.
Đối với hộ gia đình, cơng ty thu theo mức phí đã được Hội đồng Nhân dân
Tỉnh Đồng Nai quy định từ tháng 3 năm 2009 là 15.000 đồng/hộ/tháng (áp dụng
trên địa bàn thành phố Biên Hòa). Một số trường hợp được giảm mức phí theo quy định nếu là hộ chỉ có một nhân khẩu (3.000 đồng/hộ/tháng), hộ nghèo (7.500 đồng/hộ/tháng).
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Cơng An TP Biên Hịa, tính đến tháng 3
năm 2011, trên địa bàn thành phố Biên Hịa có 160.640 hộ gia đình, nhưng chỉ có
95.524 hộ gia đình đã ký hợp đồng với công ty, số còn lại chưa ký hợp đồng là 65.116 hộ chiếm 40,5%.
Ngoài ra, đến 30/6/2011 thì số hộ đóng dưới mức phí 15.000 đồng là 2.706 hộ,
chủ yếu là đóng 10.000 đồng (2.260 hộ) và 5.000 đồng (288 hộ), số còn lại chỉ chịu
đóng từ 3.000 đến 4.000 đồng/tháng.
Trước tình hình chưa có chế tài buộc mọi người, mọi gia đình phải nộp phí theo quy định, trong khi công ty đã đầu tư trang thiết bị, nhân lực thu gom rác toàn
thành phố, cơng ty chỉ có cách cố gắng vận động các hộ hiện chưa ký hợp đồng sớm chấp thuận ký kết hợp đồng với công ty. Đồng thời công ty cũng ra sức thuyết phục những hộ đang đóng phí dưới mức 15.000 đ/tháng, đóng đủ phí theo quy định. Vấn
đề đáng quan tâm là ý thức, thái độ các hộ gia đình, các cá nhân trên địa bàn thành
phố Biên Hịa, là người chịu phí rác thải sinh hoạt. Theo Điều 53 Luật bảo vệ mơi
trường 2005 thì tất cả mọi người đều tạo ra rác thải và phải chịu phí về việc này.
Tuy nhiên, hiện chưa có chế tài buộc mọi người dân tỉnh Đồng Nai phải nộp phí nên vẫn cịn nhiều trường hợp cơng ty không thu được tiền do họ lý luận là khơng có rác cho cơng ty thu gom mặc dù thực tế là họ lén mang đến để trước nhà người khác hoặc bỏ bậy ra đường hay xuống kênh, rạch, sông, suối… Không giống như điện và
rác sinh hoạt từ người dân mặc dù không thu được tiền nhưng công ty vẫn thực hiện
để đảm bảo mỹ quan cho thành phố.
+ Áp lực của khách hàng trong dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý rác y tế:
Theo quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 08/07/2010 của UBND Tỉnh
Đồng Nai thì có hai mức phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác y tế (với cự ly vận
chuyển dưới 65 km): đối với các cơ sở y tế tập trung là 9.552 đ/kg, và đối với các
cơ sở không tập trung là 24.854 đ/kg.
Theo thống kê của Phòng Y Tế TP Biên Hòa vào đầu năm 2011, các đơn vị, tổ chức có rác thải y tế gồm có: 10 bệnh viện, 08 trung tâm y tế, 01 bệnh xá, 30 trạm y tế (gọi chung là các đơn vị cơng lập), 479 phịng khám tư nhân; ngồi ra cịn có các phịng y tế trong các cơng ty, xí nghiệp.
Tính đến 31/03/2011, cơng ty đã ký hợp đồng với 49/49 đơn vị cơng lập,
19/479 phịng khám tư nhân (chiếm 4%) và 15 công ty, nhà máy có phịng y tế.
Cơng ty không ký được nhiều hợp đồng với các cơ sở y tế tư nhân vì họ đã tự đốt
thủ công hoặc bỏ chất thải y tế (chất thải nguy hại) chung với rác thải sinh hoạt do ý thức về bảo vệ môi trường, phịng tránh sự ơ nhiễm và lây nhiễm của họ chưa cao, mặc khác nếu bỏ chung như vậy thì tiền phí phải trả (15.000 đồng/tháng) thấp hơn nhiều so với mức phí tính riêng cho rác y tế là 24.854 đồng/kg và hiện nay cũng
chưa có chế tài buộc họ phải xử lý rác thải y tế theo đúng quy định đối với chất thải
nguy hại.
+ Áp lực của khách hàng trong dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp thông thường (không nguy hại) tại các khu công nghiệp:
Đây là các khách hàng lớn, họ có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thu