Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu mối quan hệ giữa lòng trung thành thương hiệu với các thành phần của giá trị thương hiệu edugamaes (Trang 39 - 41)

6 .Ý nghĩa thức tế của đề tài

3.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ

3.2.1 Sơ bộ định tính

Phỏng vấn được thực hiện nhằm đáng giá mức độ hoàn chỉnh về nội dung và hình thức của các phát biểu trong thang đo nháp 1 và khả năng cung cấp thông tin của người được phỏng vấn, trên cơ sở đó hiệu chỉnh thang đo nháp thành thang đo nháp 2 sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ định lượng.

Trong đó, việc đánh giá nội dung được thể hiện trên các khía cạnh:

- Đáp viên (người được phỏng vấn) có hiểu được các phát biểu hay khơng? - Đáp viên có thơng tin để trả lời hay khơng?

- Đáp viên có sẵn sàng cung cấp thơng tin hay khơng?

Đánh giá về hình thức là kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp được sử dụng trong các phát biểu nhằm đám bảo tính thống nhất, rõ ràng và khơng gây nhầm lẫn cho đáp viên khi được phỏng vấn.

Nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận nhóm tập trung nhằm thăm dò tự nhiên, khám phá các ý tưởng giúp xây dựng thang đo. Các thành viên tham gia thảo luận gồm 2 nhóm: nhóm 1 gồm 5 người thuộc cấp quản lý và nhóm 2 gồm 5 người là phụ huynh mua sản phẩm. Phương thức thảo luận dưới sự điều hành của tác giả, các thành viên bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung của dàn bài thảo luận định tính (phụ lục 1).Ý kiến và quan điểm của các thành viên tham gia thảo luận được tác giả ghi nhận làm cơ sở để

phát triển thang đo nháp và bảng câu hỏi sử dụng cho giai đoạn sơ bộ định lượng. Sau đây là một số ý kiến về các phát biểu (các biến quan sát) trong thang đo nháp 1 như sau:

- Đối với phát biểu “độ tuổi đa dạng” trong thang đo chất lượng cảm nhận, những người được phỏng vấn cho rằng đồ chơi trẻ em chỉ phù hợp với trẻ trong một độ tuổi nhất định, nên đổi thành “độ tuổi phù hợp”.

- Đối với phát biểu “nắm bắt thị hiếu của trẻ” trong thang đo chất lượng cảm nhận, những người được phỏng vấn cho rằng phát biểu này phù hợp hơn với quan điểm của nhà sản xuất, nên đổi thành “sở thích của trẻ”.

- Đối với thang đo chất lượng cảm nhận, những người được phỏng vấn đề nghị bổ sung thêm phát biểu “giá cả hợp lý”

- Đối với phát biểu “tơi sẽ tìm mua cho con sản phẩm của Edugames chứ không mua các sản phẩm đồ chơi khác” trong thang đo lòng trung thành, những người được phỏng vấn khơng đồng tình vì đồ chơi rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, tính năng, hơn nữa trẻ địi mua đồ chơi thì khơng quan tâm thương hiệu chủ yếu là có được đồ chơi mới. Để nói về lịng trung thành nên thay bằng “Tôi sẽ giới thiệu với mọi người để mua sản phẩm của thương hiệu Edugames cho con họ” Tác giả đã thực hiện hiệu chỉnh thang đo nháp 1 dựa trên ý kiến của những người được phỏng vấn để đưa ra thang đo nháp 2 và được sử dụng để thiết kế bảng câu hỏi dùng trong nghiên cứu sơ bộ định lượng sau khi bổ sung thêm phần giới thiệu và các thông tin cá nhân của khách hàng được phỏng vấn (phụ lục 3)

3.2.2 Sơ bộ định lƣợng

Phỏng vấn được thực hiện với kích thước mẫu n = 50 nhằm hoàn chỉnh thang đo đưa vào bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Các thang đo được điều chỉnh thơng qua kỹ thuật chính: (1) Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và (2) Phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA. Các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng dưới 0,3 sẽ bị loại bỏ. Sau đó, các biến quan

sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,4 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ và kiểm tra tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50%.

Qua nghiên cứu sơ bộ định lượng, các biến đều đạt những yêu cầu trên nên sẽ được đưa vào bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng được thể hiện trong phụ lục 2.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu mối quan hệ giữa lòng trung thành thương hiệu với các thành phần của giá trị thương hiệu edugamaes (Trang 39 - 41)