Một số đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu mối quan hệ giữa lòng trung thành thương hiệu với các thành phần của giá trị thương hiệu edugamaes (Trang 72 - 75)

6 .Ý nghĩa thức tế của đề tài

5.3 Một số đề xuất

Giá trị thương hiệu là một khái niệm đa hướng, do đó để nâng cao giá trị thương hiệu thì doanh nghiệp khơng thể chỉ nâng cao một thành phần nào đó của giá trị thương hiệu mà cần phải xem xét tất cả các thành phần cấu tạo nên giá trị thương hiệu. Do đó thương hiệu Edugames cần phải tập trung vào cả 4 thành phần cấu thành nên giá trị thương hiệu là sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, lòng ham muốn thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá của khách hàng đối với các thành phần giá trị thương hiệu như sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận và lòng ham muốn thương hiệu chưa cao nên ta thấy Edugames cần phải phát huy hơn nữa để đạt được kết quả nhiều hơn. Mặt khác, yếu tố lòng trung thành thương hiệu chưa được đánh giá cao do đó Edugames cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao lòng trung thành của khách hàng hay chính là nâng cao giá trị thương hiệu .

* Về thành phần sự nhận biết thƣơng hiệu:

Theo kết quả khảo sát khách hàng cho thấy mức độ nhận biết thương hiệu Edugames chưa cao đặc biệt là khả năng phân biệt sản phẩm với các thương hiệu khác và để lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

Việc nhận biết chỉ xảy ra khi khách hàng đã từng tiếp xúc hoặc nghe về thương hiệu nên đối với thành phần này thì thơng tin của thương hiệu có đến được khách hàng hay không là điều rất quan trọng. Do vậy, để nâng cao mức độ nhận biết, Edugames cần phải khơng ngừng hồn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, nâng cao hiệu quả hoạt động

truyền thông thương hiệu. Cần xác định và lựa chọn các kênh truyền thông thương hiệu nào để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí của khách hàng về các đặc điểm nhận diện của thương hiệu như Logo, câu khẩu hiệu, mầu sắc chủ đạo cũng như phân biệt thương hiệu đó với các thương hiệu khác.

Tăng cường làm chương trình Marketing thơng qua những hệ thống phân phối đang có sẵn như hệ thống Siêu thị Co.op Mark, nhà sách Fahasa, một số kênh online như Lazada, Nhóm mua, Cùng mua, webtretho,… để từ đó để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí các bậc phụ huynh.

Bên cạnh đó khơng ngừng mở rộng hệ thống phân phối ra khắp các tỉnh thành để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận những sản phẩm.

Đối với kênh trường học: tổ chức sân chơi thật hấp dẫn, thường xuyên để thu hút sự quan tâm của các phụ huynh và học sinh về các sản phẩm của Edugames. Đây cũng là cách thức để các em học sinh được trải nghiệm thực tế về các sản phẩm giúp gia tăng sự nhận biết và yêu thích sản phẩm.

Theo kết quả nghiên cứu, khách hàng có độ tuổi càng cao thì mức độ nhận biết thương hiệu càng cao. Vì vậy, việc tập trung nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu cho các khách hàng thấp hơn cũng là điều cần thiết.

* Về thành phần Lòng ham muốn thƣơng hiệu:

Ngày nay lòng ham muốn thương hiệu ngày càng quan trọng đến quyết định mua hàng hay đến lòng trung thành của khách hàng. Sự thích thú và xu hướng tiêu dùng thương hiệu càng lớn thì lịng trung thành thương hiệu càng cao. Yếu tố lòng ham muốn thương hiệu là một yếu tố dài hạn, do đó cần phải có một chiến dịch dài hạn xây dựng hình ảnh thương hiệu với những giá trị tích cực trong tâm trí của khách hàng.

Theo kết quả nghiên cứu thì hai yếu tố “sản phẩm của Edugames xứng đáng đồng tiền hơn sản phẩm của các thương hiệu khác” và “khả năng mua sản phẩm” được đánh giá thấp hơn các yếu tố khác. Vì vậy, để tăng lịng ham muốn cần cho khách hàng biết rõ, hiểu sản phẩm hơn qua việc:

- Tổ chức các sân chơi, Event tại các trường học, công viên để phụ huynh và học sinh được trải nghiệm nhằm tăng sự nhận biết và thích thú đối với sản phẩm từ đó thể hiện hành vi tiêu dùng thương hiệu.

- Có kế hoạch quảng bá sản phẩm bằng những bài PR, clip hướng dẫn chơi cũng như những đặc tính của sản phẩm tại website của cơng ty, để những khách hàng quan tâm có thể dễ dàng tìm hiểu về sản phẩm.

* Về thành phần chất lƣợng cảm nhận:

Theo kết quả nghiên cứu thì yếu tố chất lượng cảm nhận tác động mạnh nhất đến lịng trung thành thương hiệu. Do đó để nâng cao giá trị thương hiệu thì việc nâng cao chất lượng cảm nhận có ý nghĩa rất quan trọng đối với Edugames. Nhìn chung theo kết quả đo lường cho thấy mức độ cảm nhận của khách hàng đối với tất cả các yếu tố của chất lượng cảm nhận đạt kết quả chưa cao. Trong đó, cần chú ý đến “độ an tồn”, “dễ chơi, có thơng tin sản phẩm đầy đủ” và “sở thích của trẻ”.

Chất lượng cảm nhận không phải chất lượng thực sự của sản phẩm mà là sự đánh giá chủ quan của khách hàng về sản phẩm. Đây cũng chính là yếu tố mà người tiêu dùng dựa vào để ra quyết định mua sản phẩm. Mặt khác, khách hàng không phải là các chuyên gia về sản phẩm, họ thường khơng biết được chất lượng lý tính thực sự của sản phẩm. Vì vậy, Edugames nên thực hiện các hoạt động truyền thơng và tạo lịng tin về chất lượng sản phẩm bằng cách công bố rõ ràng các tiêu chuẩn chất lượng như chứng nhận hợp quy, hàng Việt Nam chất lượng cao tại website, trên sản phẩm và thực hiện nghiêm túc các cam kết về chất lượng sản phẩm.

Đặc điểm của các sản phẩm đồ chơi Edugames đặc biệt là dòng sản phẩm cờ (board games) đi kèm là những luật chơi. Nên yếu tố “dễ chơi, có thơng tin sản phẩm đầu đủ” là cần được lưu ý. Cần thể hiện nội dung luật chơi dễ hiểu, ngắn gọn có thêm hình vẽ minh họa, clip hướng dẫn chơi để người chơi dễ dàng hiểu và chơi.

Hơn nữa, Edugames cần tiếp tục phát huy cũng như không ngừng cải tiến những tính năng cũng như chất lượng sản phẩm cũng như nghiên cứu tâm lý, sở thích của trẻ cũng như phụ huynh để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

* Về thành phần lòng trung thành thƣơng hiệu:

Lòng trung thành thương hiệu được xem như là giá trị cốt lõi trong mơ hình giá trị thương hiệu. Mặt khác theo kết quả của nghiên cứu ở chương 4 thì đánh giá thành phần lòng trung thành thương hiệu của khách hàng đạt kết quả thấp nhất và mới chỉ ở mức trên trung bình (điểm đánh giá trung bình 3,526 trong thang đo Likert 5 điểm) do đó Edugames cần phải chú trọng nâng cao lòng trung thành nhất trong các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu lòng trung thành của nữ cao hơn nam và tuổi từ 30 trở lên cao hơn dưới 30. Vì vậy cần có như hoạt động nhằm lôi kéo được sự quan tâm của các bậc phụ huynh mà chú ý hơn đến sự quan tâm của người cha và người dưới 30 tuổi. Một số biện pháp nhằm giúp nâng cao lòng trung thành Edugames như:

- Duy trì và phát triển những hoạt động tổ chức sân chơi tại các trường mầm non và tiểu học giúp phụ huynh tiếp cận được với những sản phẩm cũng như những tính năng của sản phẩm Edugames một cách dễ dàng và ấn tượng hơn.

- Duy trì và phát triển câu lạc bộ kỹ năng cha mẹ nhằm tạo một sân chơi, trao đổi kinh nghiệm cho các bậc phụ huynh. Qua đó, cung cấp những sản phẩm đồ chơi giáo dục, công cụ cũng như phương pháp giúp phụ huynh dễ dàng giáo dục trẻ hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu mối quan hệ giữa lòng trung thành thương hiệu với các thành phần của giá trị thương hiệu edugamaes (Trang 72 - 75)