Quá trình hoàn thiện nội dung, cơ chế dân chủ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng của đảng cộng sản việt nam (Trang 83 - 86)

Quyền dân chủ của cán bộ, đảng viên, công dân có đợc trớc thời kỳ đổi mới chủ yếu là quyền dân chủ về chính trị trong ngôn luận, trong bầu cử, trong sinh hoạt chính trị nội bộ, sinh hoạt tín ngỡng, tôn giáo…Những quyền này thờng đợc biểu hiện khá tập trung, đồng nhất, lặp lại; ít nhiều mang màu sắc hành chính, quan liêu, hình thức, bao cấp t tởng; trong cơ chế vận hành tập trung, có phần xơ cứng. Cùng với tiến trình đổi mới đất nớc, quyền dân chủ đợc mở rộng trên các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và biểu hiện rõ nhất trên lĩnh vực kinh tế. Những quyền này biểu hiện đa dạng hơn: tính tích cực, tự giác, tự chủ cao hơn; tính thống nhất tập thể theo kiểu hình thức mệnh lệnh cũng giảm bớt nhiều; sắc thái và dấu ấn cá nhân, tập thể nhỏ, giới, dân tộc, tôn giáo…bộc lộ rõ hơn.

Chủ trơng, đờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nớc về thực hành dân chủ; thực tiễn quá trình dân chủ hoá của đất nớc; nhận thức mới của cán bộ, đảng viên và công dân về dân chủ và thực hành dân chủ; tác động của thông tin quốc tế, giao lu quốc tế cũng nh áp lực quốc tế trong xu hớng chung của thời đại mới về dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội… tạo nên cơ sở, nền tảng, điều kiện, nội dung, phơng thức, phơng tiện, con ngời cho thực hành dân chủ trong công tác t tởng.

Quá trình thực hành dân chủ trong công tác t tởng đợc tập dợt qua những bớc đi thích hợp. Khâu đột phá là đổi mới lý luận, đổi mới t duy, tôn trọng sự thật và quy luật khách quan, công khai các hoạt động của các cơ quan công quyền, khuyến khích sáng tạo, xoá bỏ dần vùng cấm. Hình thành những nội dung chuyên đề mới về các vấn đề hệ trọng của đất nớc phổ biến trong nhân dân. Ngời dân đợc làm chủ nhiều hơn, thực chất hơn các diễn đàn, nhất là diễn đàn thông tin, công luận và sinh hoạt chính trị nội bộ. Hình thành nên những hình thức thực hành dân chủ mới có sự đồng thuận cao nh đối thoại dân chủ; tập hợp d luận xã hội; các cuộc thi tìm hiểu; các phong trào thi đua yêu nớc; các cuộc vận động trợ giúp nhân đạo từ thiện…

Thực hành dân chủ của công tác t tởng là một nội dung quan trọng của quá trình thực hiện dân chủ trong Đảng. Những bớc phát triển trong nhận thức và thực hiện dân chủ trong Đảng là những đóng góp cơ bản, có ý nghĩa nền tảng của t tởng và công tác t tởng.

Một cơ chế quan trọng để thực hiện dân chủ trong Đảng là nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này quy định mối quan hệ trong lãnh đạo tập thể của cấp uỷ đảng, chính quyền, mối quan hệ giữa đảng viên với tổ chức đảng, giữa các tổ chức đảng từ dới lên trên, giữa Ban chấp hành của cùng cấp với Đại hội đại biểu hay Đại hội đảng viên của cấp đó. Nội dung của vấn đề dân chủ trong Đảng còn đợc xác định trong các nguyên tắc khác nh tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, khen thởng, kỷ luật và đặc biệt tập trung ở quyền và nghĩa vụ của đảng viên. Về bản chất, quyền của đảng viên chính là quyền dân chủ của đảng viên, quyền của đảng viên với những công việc của Đảng. Quyền dân chủ của đảng viên ngày càng đợc mở rộng thêm: Đại hội V của Đảng bổ sung quyền đợc phê bình, chất vấn đối với các hoạt động của mọi tổ chức của Đảng và đảng viên ở bất cứ cấp nào, đợc báo cáo, kiến nghị và yêu cầu đợc trả lời; Đại hội VII của Đảng bổ sung quyền đợc thông tin và quyền đợc bảo lu ý kiến thuộc về thiểu số. Các quyền dân chủ của đảng viên đợc xác định trong Đại hội IX của Đảng: quyền đợc thông tin; quyền đợc thảo luận và biểu quyết; quyền đợc ứng cử, đề cử và bầu cử; quyền đợc phê bình, chất vấn, kiến nghị và yêu cầu trả lời; quyền đợc trình bày ý kiến về cá nhân mình; quyền đợc bảo lu khi ý kiến của mình thuộc về thiểu số.

Sự mở rộng các quyền đó là phù hợp với từng bớc đổi mới, chỉnh đốn Đảng, với sự trởng thành về chính trị của Đảng, phù hợp với việc thực hiện đ- ờng lối đổi mới toàn diện của Đảng, phù hợp với nền kinh tế thị trờng định h- ớng xã hội chủ nghĩa, với chủ trơng đa dạng hoá, đa phơng hoá quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, với việc thông tin đã phát triển rộng khắp toàn cầu.

Dân chủ còn gắn với tự do, bình đẳng, công bằng. Trong Đảng nếu có dân chủ sẽ có tự do, trớc hết là tự do t tởng, sẽ có bình đẳng của mọi đảng viên trớc kỷ luật Đảng, sẽ có công bằng trong đánh giá, nhận xét, sử dụng cán bộ, đảng viên. Sự nhận thức của cán bộ, đảng viên về dân chủ gắn với tự do, bình đẳng có những bớc tiến rõ rệt trong những năm đổi mới vừa qua.

Trong những năm gần đây, việc ban hành quy chế làm việc của các cấp uỷ từ Trung ơng đến cơ sở đã xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cấp lãnh đạo, cũng nh các thành viên trong cấp lãnh đạo để thực hành và phát huy dân chủ trong công tác xây dựng Đảng, để mọi đảng viên có thể thực hiện quyền giám sát của mình. Đây là một bớc phát triển mới của thực hành dân chủ trong Đảng.

Một thành quả quan trọng trong nghiên cứu khoa học về lý luận chính trị là những nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về dân chủ và hệ thống chính trị, đặc biệt là những nghiên cứu về dân chủ, quy chế dân chủ và hệ thống chính trị ở cơ sở những năm gần đây. Đang hình thành các chuẩn mực văn hoá dân chủ trong các đơn vị, cơ quan, tổ chức cộng đồng dân c-xã hội, trong dân và trong cán bộ. Đó là những chuyển biến tích cực thúc đẩy sự phát triển dân chủ và tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị theo hớng dân chủ hoá.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng của đảng cộng sản việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w