CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Phan tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ
4.2.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành kinh tế từ
từ năm 2010 hết năm 2012
Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cùng với định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cấp trên và tình hình kinh tế của địa phương. Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ Phần Tiên Phong đã mở rộng đầu tư tín dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau. Việc cho vay theo từng ngành nghề thể hiện mức độ đa dạng hóa hình thức hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Từ đó, giúp Ngân hàng phân tán được những rủi ro, đồng thời tập trung đầu tư vào những ngành nghề có xu hướng phát triển trong tương lai. Ta cùng xem xét cụ thể của các lĩnh vực trên qua bảng số liệu qua bảng số liệu và biểu đồ dưới đây:
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 47.959 43.930 12.890 (4.029) (8,40) (31.040) (70,66) CN – TTCN 157.935 127.323 31.622 (30.612) (19,38) (95.701) (75,16) TN – DV 106.151 111.717 18.392 5.566 5,24 (93.325) (83,54) Khác 14.875 14.862 11.049 (13) (0,87) (3.813) (25,66) Tổng DSCVNH 326.920 297.832 73.953 (29.088) (8,9) (223.880) (75,17)
[Nguồn: Phịng Kế tốn ngân hàng TMCP Tiên Phong]
Qua bảng số liệu, nhận thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với các ngành không đồng đều nhau. Và DSCVNH đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn.
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: CN – TTCN ln là lĩnh vực có
doanh số cho vay cao nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng vì đây là ngành nghề chủ yếu và thế mạnh đang được phát triển ở Thành Phố Cần Thơ. Mặc dù, tổng DSCVNH đối với ngành Công nghiệp – TTCN giảm nhẹ ở
năm 2011 và giảm mạnh ở năm 2012 nhưng ngành CN – TTCN luôn chiếm tỷ trọng khá cao khoảng 40% trong tổng DSCVNH. Năm 2010 DSCVNH là 157.935 triệu đồng. Đến năm 2011 DSCVNH đã giảm xuống còn 127.323 triệu đồng tương đương với mức giảm khoảng 19,38% so với năm 2010. Năm 2012 con số này đã giảm mạnh chỉ còn 31.622 triệu đồng, tương đương với mức giảm 75,16%. Nguyên nhân DSCVNH qua 3 năm giảm mạnh như vậy là do trong 3 năm qua các xí nghiệp và cơng ty tuyên bố phá sản khá nhiều nên ngân hàng giảm bớt mức cho vay ở ngành này để tránh gặp nhiều rủi ro
Nông Nghiệp: Tuy đây là ngành truyền thống của nước ta nhưng do địa
bàng là thành thị nên DSCVNH đối với ngành này chiếm tỷ trọng không cao lắm . Năm 2010 DSCVNH đối với ngành nông nghiệp là 47.959 triệu đồng, Nhưng đến năm 2011 con số này đã giảm nhẹ chỉ còn khoảng 43.930 tương đương với mức giảm 8,40% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì DSCVNH đã giảm rất mạnh chỉ còn 12.890 triệu đồng tương đương với mức giảm khoảng 31.040 triệu đồng. Doanh số cho vay ngắn hạn của ngành nông nghiệp (sản xuất lúa, chăn ni bị thịt, lợn, gia cầm khác, …) có xu hướng giảm mạnh như vậy là do nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng hạn chế, do địa bàn là thành phố nên có rất nhiều ngân hàng mạnh hơn cạnh tranh,…..
Thương nghiệp – Dịch vụ: Đây cũng là ngành có nhiều triển vọng.
DSCVNH đối với ngành thương nghiệp – dịch vụ biến động qua các năm. Năm 2010, DSCVNH là 106.151 triệu đồng. Sang năm 2011, tăng nhẹ lên 111.717 triệu đồng tăng 5.566 triệu đồng tương đương với mức tăng 5,24% so với năm 2010. Đến năm 2012 giảm mạnh xuống chỉ còn 18.392 triệu đồng tương đương với mức giảm 83,54%. Nguyên nhân năm 2011 tăng nhẹ như vậy là do kinh tế phát triển, đời sống kinh tế người dân ngày càng khá hơn, mức sống ngày càng được nâng cao. Do đó hoạt động kinh doanh cũng theo đó ngày càng phát triển hơn để đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân, khi mức sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ về tinh thần, vui chơi giải trí cũng từ đó mà tăng lên làm xuất
hiện hàng loạt các loại hình kinh doanh dịch vụ. Nhờ vậy mà doanh số cho vay kinh doanh dịch vụ trong năm 2011 tăng. Nguyên nhân DSCVNH năm 2012 giảm mạnh như vậy là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên người dân cũng ít mua sắm tiêu dùng và sử dụng dịch vụ nên DSCVNH giảm mạnh đến như vậy.
Ngành khác: DSCVNH đối với ngành khác chiếm tỉ trọng dao động
trong khoảng 5% -10%, bao gồm cho vay tiêu dùng, cầm cố sổ tiết kiệm, vay mua nhà mua xe,…. Doanh số cho vay ngắn hạn ở lĩnh vực này giảm nhẹ ở năm 2011, giảm 0,09% so với năm 2010. Đến năm 2012 đã giảm chỉ còn 11.049 triệu đồng so với năm 2011 tương đương với mức giảm 25,66%. Điều đó làm phong phú thêm lượng khách hàng và góp phần mở rộng uy tín của Ngân hàng trên nhiều lĩnh vực.
b) Doanh số thu nợ ngắn hạn
Nếu như doanh số cho vay phản ánh quy mơ tín dụng của ngân hàng thì doanh số thu nợ là chỉ tiêu thể hiện khả năng đánh giá, kiểm tra, đôn đốc khách hàng trong công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng, Nhìn chung doanh số thu nợ tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể như sau:
Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 36.571 40.375 24.782 3.804 10,40 (15.593) (38,62) CN – TTCN 116.347 121.871 67.572 5.524 4,75 (54.299) (44,55) TN – DV 82.574 106.576 47.354 24.002 29,07 (59.222) (55,57) Khác 4.957 28.176 6.324 23.219 468.41 (21.852) (77,56) Tổng DSTNNH 240.449 296.998 146.032 56.549 23.52 (150.966) (50,83)
[Nguồn: Phịng Kế tốn ngân hàng TMCP Tiên Phong]
Nhìn chung, DSTNNH đối với ngành Cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Có sự chênh lệch về tỷ trọng là do Ngân hàng chỉ cho vay những ngành trọng điểm, doanh số cho vay lớn nên tỷ trọng thu hồi nợ của các ngành đó cũng cao.
Nơng nghiệp: DSTNNH đối với ngành nông nghiệp tăng giảm không đều
qua các năm. Năm 2010, DSTNNH là 36.571 triệu đồng. Năm 2011, DSTNNH là 40.375 triệu đồng, tăng 3.804 triệu đồng, tương đương với mức tăng 10,40% so với năm 2010. Điều đó là do người dân đã áp dụng các biện pháp kĩ thuật trong canh tác, làm tăng năng suất cây trồng, cùng với giá cả cao thuận lợi cho khách hàng trong việc trả nợ. Mặc khác do doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm, các khoản nợ được thu hồi tốt. Đến năm 2012, DSTNNH giảm xuống 24.782 triệu đồng, giảm 15.593 triệu đồng, tức giảm 38,62% so với năm 2011. Nguyên nhân là do giá cả biến động theo chiều hướng giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân, nên khách hàng xin gia hạn nợ, ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Cùng với sự giảm xuống của
DSCVNH qua các năm nhưng DSTNNH đối với ngành này tăng lên ở năm 2011 và giảm xuống ở năm 2012. Cụ thể, DSTNNH từ 116.347 triệu đồng ở năm 2010
tăng lên 121.871 triệu đồng tương đương với mức tăng 4,75%. Và giảm ở năm 2012 còn 67.572 triệu đồng, tương đương với mức giảm 44,55% . DSTNNH giảm mạnh ở năm 2012 là do DSCVNH ở năm 2012 giảm mạnh nên kéo theo DSTNNH cũng giảm mạnh. Cùng với ngành thương nghiệp, dich vụ thì ngành Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đang được quan tâm hiện nay, ngành này đóng vai trị to lớn trong việc phát triển kinh tế của thành phố. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng chứng tỏ ngành này hoạt động có hiệu quả và có tiềm năng phát triển.
Thương nghiệp – dịch vụ: Do DSCVNH đối với ngành này biến động qua
các năm nên đã làm cho DSTNNH cũng biến động không ổn định. Năm 2010, DSTNNH là 82.574 triệu đồng. Năm 2011 tăng lên 106.576 triệu đồng, tăng 24.002 triệu đồng, tương đương với mức tăng 29,07% so với năm 2010. Nguyên nhân là do mức sống người dân được nâng cao nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần phát triển theo. Các ngành kinh doanh, dịch vụ cũng lần lược mọc lên, hoạt động có hiệu quả nên trả hết nợ. Vì thế, doanh số thu nợ tăng. Năm 2012 giảm xuống còn 47.354 triệu đồng, giảm xuống 59.222 triệu đồng, tương đương với mức giảm 55,57% so với năm 2011. Điều đó cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc chậm trả nợ khi đến hạn.
Ngành khác: Nhìn chung, DSTNNH tăng giảm khơng đều qua các năm.
Năm 2010, DSTNNH là 4.957 triệu đồng .Đến năm 2011 đã tăng lên 28.176 triệu đồng, tăng 23.219 triệu đồng tương đương với mức tăng 468,41% điều này chứng tỏ trong năm 2011 ngân hàng đã thu nợ cực kì hiệu quả. Đến năm 2012 đã giảm xuống chỉ còn 6.324 triệu đồng tương đương với mức giảm 21.852 triệu đồng, tương đương với mức giảm 77,56%. Lý do DSTNNH giảm mạnh như vậy là vì DSCVNH cũng giảm mạnh.
c) Tình hình dư nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn phản ánh một cách thực tế và đầy đủ về tình hình cho vay ngắn hạn, thu nợ ngắn hạn đạt được những gì trong một năm hoạt động. Dư nợ ngắn hạn còn phản ánh mức đầu tư vốn của Ngân hàng vào hoạt động tín dụng ngắn hạn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận của một Ngân hàng.
Bảng 8: DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010- 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 35.584 39.139 27.247 3.555 9,99 (11.892) (30,38) CN – TTCN 106.347 111.799 75.849 5.452 5,13 (35.950) (32,16) TN – DV 76.548 81.689 52.727 5.141 6,72 (28.962) (35,45) Khác 17.576 4.262 8.987 (13.314) (75,75) 4.725 110,86 Tổng DNNH 236.055 236.890 164.810 835 0,35 (72.080) (30,43)
[Nguồn: Phịng Kế tốn ngân hàng TMCP Tiên Phong]
Tuy tình hình dư nợ ngắn hạn của ngân hàng có sự tăng giảm khơng ổn định nhưng nó cũng có sự tăng trưởng nhất định. Điều đó cho thấy tuy rằng nên kinh tế không được tốt nhưng ngân hàng vẫn đang rất cố gắng mở rộng đầu tư vào cho vay ngắn hạn. Dưới đây là cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế.
Nông nghiệp: Dư nợ ngắn hạn của ngành tăng nhẹ ở năm 2011 và giảm
mạnh ở năm 2012. Cụ thể là, dư nợ ngắn hạn ở năm 2010 là 35.584 triệu đồng, đến năm 2011 con số này đã tăng lên 39.139 triệu đồng tăng 3.555 triệu đồng tương đương với mức tăng 5,13% so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho dư nợ ngắn hạn tăng lên là do nhu cầu vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất của bà con ngày càng tăng, lãi suất cho vay phù hợp đẫn đến số lượng khách hàng vay vốn cũng tăng đáng kể. Đến năm 2012 con số này đã giảm xuống chỉ còn 27.247 triệu đồng tương đương với mức giảm 30,38% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho dư nợ ngắn hạn giảm mạnh như vậy là do lãi suất cho vay ở thời điểm này khá cao với lại, ngân hàng không cạnh tranh lại với những ngân hàng khác ở cùng địa bàn.
Công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp: Dư nợ ngắn hạn của ngành CN – TTCN chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn và tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2010, dư nợ ngắn hạn là 106.347 triệu đồng. Và đạt
2010. Nguyên nhân làm cho dư nợ ngắn hạn tăng lên là do nhu cầu vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất của bà con ngày càng tăng, lãi suất cho vay phù hợp đẫn đến số lượng khách hàng vay vốn cũng tăng đáng kể. Đến năm 2012 dư nợ ngắn hạn giảm xuống còn 75.849 triệu đồng tương đương với mức giảm là 32,16% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho dư nợ ở năm 2012 giảm xuống là do doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng thấp.
Thương nghiệp – dịch vụ: Từ năm 2010 đến năm 2012, dư nợ ngắn hạn
của ngành có sự biến động. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn đạt 81.689 triệu đồng. Tăng 5.141 triệu đồng, tương đương 6,72% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 dư nợ giảm chỉ còn 52.727 triệu đồng giảm đến 35,45% so với năm 2011. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn nhỏ hơn doanh số thu nợ ngắn hạn.
Ngành khác: Dư nợ ngắn hạn giảm xuống ở năm 2012 nhưng lại tăng lên
trong năm 2011 nhưng vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn. DSCVNH và DSTNNH của ngành khác trong cùng một năm hầu như tương đương nhau nên dư nợ ngắn hạn của ngành tương đối nhỏ.
d) Tình hình nợ xấu ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn với ưu điểm thu hồi vốn nhanh, tiềm ẩn ít rủi ro nên nợ xấu ngắn hạn ở Ngân hàng TMCP tiên Phong chi nhánh Cần Thơ là tương đối thấp.
Bảng 9: NỢ XẤU NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010–2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 247 231 183 (16) (6,48) (48) (20,78) CN – TTCN 423 328 246 (95) (22,46) (82) (25,00) TN – DV 274 243 146 (31) (11,31) (97) (39,92) Khác 128 151 105 23 17,97 (46) (30,46) Tổng NXNH 1072 953 680 (119) (11,10) (273) (28,65)
Tổng nợ xấu ngắn hạn ở năm 2012 là 680 triệu đồng, chủ yếu tồn tại ở ngành CN – TTCN. Do trong thời gian này nhiều công ty và khu công nghiệp bị ứ đọng hàng hóa khó tiêu thụ nên dẫn đến tình hình tài chính của cơng ty gặp nhiều khó khăn…. Từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của cơng ty làm cho tiến độ trả nợ bị chậm lại.