Thiết kế mẫu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thiết kế website tại công ty TNHH TM DV NINA (Trang 48 - 51)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3 Thiết kế mẫu

3.3.1 Chọn kích thƣớc mẫu

Theo Hair and et al, 2006, kích thước mẫu tối thiểu phải là n ≥ 5*x + 5 với x là tổng số biến quan sát. Theo đó, dựa vào số biến quan sát tác giả đã nêu ở mơ hình hiệu chỉnh là 33, thì ta sẽ cần có n ≥ 5*33 + 5 = 170 mẫu.

Theo Tabachnick và Fidell (1996) được trích trong Nguyễn Đình Thọ10 cho rằng để tính kích thước mẫu cho kiểm định hồi quy bội cần phải tuân thủ theo công thức: n

≥ 50 + 8p với n là cỡ mẫu, p là số lượng biến độc lập. Theo đó, với số biến độc lập là 6, tác giả tính được n ≥ 50 + 8*6 = 98 mẫu.

Dựa theo hai cách tính trên, tác giả phải thu thập ít nhất 170 mẫu đạt yêu cầu mới thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

3.3.1.1 Phƣơng pháp điều tra chọn mẫu

Trong nghiên cứu chính thức, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Theo đó, tác giả sẽ tiếp cận với đối tượng theo phương pháp thuận tiện. Tác giả sẽ chọn các đối tượng mà tác giả có thể tiếp cận được. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Nhược điểm của phương pháp này là không xác định sai số do lấy mẫu. Với phương pháp lấy mẫu thuận tiện thì cỡ mẫu cần phải lớn mới đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu, bên cạnh đó để dự trù những trường hợp mẫu thu về không sử dụng được: bỏ trống, trả lời sai, … nên tác giả quyết định phát ra số mẫu dự kiến 215. Tác giả in hoàn toàn bằng giấy 215 bảng khảo sát chính thức và phân chia cho các tư vấn viên để thực hiện việc thu thập dữ liệu trong lúc các tư vấn viên thực hiện hoạt động chăm sóc khách hàng. Sau đó tác giả tiến hành thu hồi được 203 bảng khảo sát từ tư vấn viên. Tiếp đến tác giả tiến hành kiểm tra sự phù hợp của các mẫu. Kết quả loại 12 mẫu do đối tượng bỏ trống phần thông tin, không điền một số câu. Số mẫu hợp lệ được tác giả đưa vào nghiên cứu chính thức là 191 mẫu.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Trong chương 3, tác giả trình bày chi tiết các phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm với 5 chuyên gia trong ngành dịch vụ thiết kế website của công ty NINA và 5 khách hàng sử dụng dịch vụ thiết kế website công ty NINA. Nghiên cứu định lượng thu thập các thông tin dựa trên bảng khảo sát phỏng vấn và phân tích dữ liệu được thực hiện thơng qua phương pháp Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố và phân tích hồi quy đa biến để kiểm định sự phù hợp của mơ hình lý thuyết và xác định tầm quan trọng của các nhân tố trong mơ hình.

Sau khi thực hiện thảo luận nhóm với các chuyên gia, “Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thiết kế website tại công ty TNHH TM & DV NINA” chịu tác động bởi các nhân tố (1) Phƣơng tiện hữu hình, (2) Sự thấu hiểu,

(3) Sự đảm bảo, (4) Mức độ đáp ứng, (5) Độ tin cậy và cuối cùng là (6) Giá cả.

Tổng số biến quan sát trong nghiên cứu là 33 biến, trong đó có 30 biến đo lường 6 biến độc lập và 3 biến đo lường biến phụ thuộc – Sự hài lịng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra bảng khảo sát chính thức để thực hiện khảo sát chính thức. Kích thước mẫu dùng trong nghiên cứu chính thức là 191 mẫu. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để hỗ trợ phân tích dữ liệu.

Trong chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày phần kết quả nghiên cứu định lượng: thống kê mô tả, kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định sự khác biệt của các nhân tố theo các nhân tố nhân khẩu học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thiết kế website tại công ty TNHH TM DV NINA (Trang 48 - 51)