Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh phú yên (Trang 50 - 54)

TMCP Ngoại thương Việt Nam Ờ chi nhánh Phú Yên

2.6.1 Nguyên nhân từ phắa ngân hàng

Đội ngũ Cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm

Phần lớn cán bộ Chi nhánh mới được tuyển dụng hơn 3 năm trở lại đây (35 cán bộ mới tuyển dụng, cán bộ tắn dụng bán lẻ 12 người, kế toán 9 người, tắn dụng doanh nghiệp 6 người...). Tuổi đời bình quân của chi nhánh là 31 tuổi nhưng số lượng cán bộ dưới 30 tuổi chiếm 59%.

Do áp lực cạnh tranh, công việc nhiều nên công tác đào tạo, tự đào tạo chủ yếu qua công việc thực tế phát sinh, dẫn đến nhiều tác nghiệp, công việc thực hiện theo lối mịn, theo thói quen của người cũ.

Số lượng nhân sự phịng khách hàng cá nhân rất ắt lại hay bị biến động, một cán bộ giải quyết quá nhiều khoản vay dẫn đến chất lượng thẩm định từng khoản vay không cao.

Chưa thực sự nghiên cứu kỹ và đầy đủ các quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ tắn dụng của NHNT VN,đặc biệt là công tác cập nhật các văn bản,mẫu biểu mới; chưa nắm rõ những quy định của Pháp luật, đặc biệt là các quy định về hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ dự án đầu tư.

Hạn chế về kỹ năng thẩm định, tập trung chủ yếu ở cán bộ mới, một số trường hợp chưa có đủ cơ sở đánh giá được tắnh khả thi của phương án, dự án xin vay vốn. Đề xuất cấp tắn dụng chủ yếu còn dựa trên đề nghị của khách hàng, chưa thu thập đầy đủ thông tin, bằng chứng làm cơ sở cho việc phân tắch, đánh giá, xác định được nhu cầu của khách hàng,Ầ

Thiếu kỹ năng rà soát sự chặt chẽ đối với hồ sơ pháp lý của khác hàng cũng như hồ sơ tài chắnh phương án kinh doanh của khách hàng.

Nhận thức rủi ro cả trong công tác tắn dụng và ngoài tắn dụng của một số cán bộ chưa tốt: chưa nhận diện, chưa thẩm định, chưa khai báo khách hàng và người có liên quan; chưa đánh giá đầy đủ rủi ro trong tờ trình thẩm định và đề xuất cấp tắn dụng; quá trình quản lý sau khi cấp tắn dụng thực hiện hình thức, chưa chặt chẽ, chưa chủ động thường xuyên kiểm tra, giám sát sau cấp tắn dụng, nắm bắt các nhu cầu tắn dụng của khách hàng để có ứng xử phù hợp.

Cán bộ còn thiếu cẩn thận khi thực hiện tác nghiệp trên hệ thống. Lỗi tác nghiệp phát sinh nhiều như sai số, sai chữ, thiếu chứ kỹẦ dẫn đến hồ sơ trên hệ thống và hồ sơ giấy không khớp nhau. Cán bộ chậm trễ trong khai báo, việc khai báo chưa được rà soát kỹ lưỡng hoặc chưa chủ động rà soát lại hồ sơ trên hệ thống khi kết thúc cơng việc trong ngày.

Vai trị của cấp lãnh đạo phịng chưa phát huy được chốt kiểm sốt,

chưa đôn đốc, nhắc nhở cán bộ thực hiện đúng quy định, quy trình

Cơng tác kiểm sốt hồ sơ giấy, phê duyệt hồ sơ máy còn quá lỏng nên chưa phát hiện sớm những thiếu sót, sai sót trong hồ sơ, khơng u cầu cán bộ chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ,Ầ dẫn đến sai sót, lỗi tác nghiệp rất nhiều, tiềm ẩn rủi ro pháp lý nếu có tranh chấp xảy ra, ảnh hưởng đến uy tắn của Vietcombank.

Chưa thật sự sâu sát đến từng cán bộ, từng hồ sơ khách hàng, chưa định hướng, chỉ đạo cán bộ tuân thủ, thực hiện đúng, đầy đủ các quy định, quy trình của Vietcombank dẫn đến cán bộ thực hiện theo nhận thức, theo lối mòn của từng đơn vị, bộ phận.

Chưa kịp thời đôn đốc, nhắc nhở cán bộ thực hiện tự rà sốt hồ sơ, các cơng việc định kỳ theo quy định hoặc kịp thời báo cáo những vấn đề khi nhận thấy rủi ro xảy ra.

Ý thức tuân thủ của Cán bộ Lãnh đạo phòng nghiệp vụ còn hạn chế

Một số Cán bộ lãnh đạo phịng có ý thức tn thủ chưa tốt, thể hiện ở kết quả kiểm tra, tập trung nhiều ở phân khúc cho vay tiêu dùng, lỗi mang tắnh hệ thống, có tắnh lặp đi lặp lại nhiều tại các khách hàngkhác nhau. Đặc biệt đối với các khách hàng là người thân, người nhà của cán bộ chi nhánh có những dấu hiệu như ký thay hồ sơ, chứng từ kế toánẦ Mặc dù chưa phát hiện dấu hiện trục lợi cá nhân, rủi ro đạo đức nhưng qua phân tắch dòng tiền cho thấy hiện tượng cán bộ, lãnh đạo phòng chuyển tiền trả nợ gốc, lãi hỗ trợ khách hàng không đến trực tiếp ngân hàng, tiềm ẩn nhiều rủi ro xảy ra.

Một số nguyên nhân khác

Vai trò của phòng hỗ trợ tắn dụng tại Chi nhánh còn thiếu sự kiểm sốt, đơn đốc Chi nhánh tuân thủ quy định, quy trình dẫn đến các lỗi như không bổ sung, bổ sung không kịp thời chứng từ chứng minh mục đắch sử dụng vốn vay; ngắt mã dealer các chương trình ưu đãi lãi suất và điều chỉnh lãi suất về lãi suất cho vay thông thường.

Vai trị giám sát của Phịng Kiểm tra Kiểm sốt nội bộ khu vực 16 chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa kịp thời nhận diện được các vấn đề rủi ro để cảnh báo, nhắc nhở chi nhánh kịp thời, cụ thể như rất nhiều các khách hàng có giao dịch giải ngân Ờ thu nợ trong thời gian ngắn, trong đó có cả cán bộ và người thân của cán bộ; các hồ sơ tắn dụng gần như không được cập nhật đầy đủ trên hệ thống.

Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm chưa hiệu quả. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm chưa đi sâu vào thực tế phát sinh, việc quảng bá sản phẩm

trên các phương tiện thông tin đại chúng còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được nhu cầu của khách hàng, đặc điểm sản phẩm chưa nổi trội, khó triển khai trong khi nhu cầu vay rất nhiều gây tốn kém chi phắ. Khách hàng đến vay tại ngân hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống hoặc qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè. Như vậy, một lượng lớn khách hàng tiềm năng của ngân hàng chưa tiếp cận được.

2.6.2 Nguyên nhân từ phắa khách hàng

Thứ nhất, nhiều người dân vẫn cịn tâm lý ngại đến vay ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức tạp, rườm rà hoặc do họ chưa thực sự hiểu về hoạt động CVTD của ngân hàng. Ngoài ra, tâm lý, tập quán tiêu dùng của người dân Việt Nam là chỉ có thói quen vay của người thân, gia đình, bạn bè trước khi vay mượn ngân hàng nhằm giảm bớt gánh nặng về chi phắ. Do đó mà CVTD ở Việt Nam cịn chưa thực sự phát triển, dư nợ CVTD còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, nguồn thu nhập của khách hàng cá nhân thiếu ổn định, thiện chắ trả nợ của khách hàng thường khơng duy trì trong suốt thời gian trả nợ vì nhiều nguyên nhân: môi trường kinh doanh chưa ổn định, khách hàng đột ngột bị bệnh hay công việc của họ khơng ổn định vì nơi làm việc giải thể, thua lỗ...

Thứ ba, do có một số quy định ngày càng chặt chẽ hơn của các cơ quan quản lý Nhà nước đã khiến nhiều khách hàng khơng vay được vốn vì giấy tờ tài sản thế chấp chưa hợp pháp và hợp lệ.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản liên quan đến CVTD. Chương nêu ra: 2 nhóm tiêu chắ đánh giá hiệu quả CVTD Ờ Nhóm tiêu chắ định tắnh và Nhóm tiêu chắ định lượng; các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả CVTD.

Chương 2 cũng đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Phú Yên. Một số kết quả đạt được cũng như những mặt hạn chế trong CVTD tại VCB chi nhánh Phú Yên. Từ cơ sở thực trạng đã nêu và các yếu tố tác động đến quyết định cấp tắn dụng được chỉ ra, chương 3 sẽ đưa ra các

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Ờ CHI NHÁNH PHÚ YÊN

3.1 Nhóm giải pháp do bản thân NH TMCP Ngoại thương Việt Nam Ờ Chi nhánh Phú Yên tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh phú yên (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)