106 BIEN HOA, DONG NAI PROVINCE Nguyen Thi Hong Van1 , Dang Van Be Nam 2 ,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ MẦM NON
TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ MẦM NON Tổng quan về giáo dục tính tự lập cho trẻ
Trên thế giới, người nào tự lập sớm người đó được đánh giá là thành cơng. Dạy con tự lập từ nhỏ là nét đặc trưng của giáo dục gia đình ở các nước phát triển.
Ở Việt Nam, sách viết tuyên truyền giáo dục tự lập cho con thì khá nhiều, song vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học chuyên về TTL.
Các khái niệm cơ bản
“Tính tự lập” trong đề tài này được hiểu như là một nét tính cách của con người, được hình thành trong quá trình hoạt động, khơng phụ thuộc người khác, không trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, không dựa dẫm người khác, tự bản thân làm mọi việc trong khả năng. Tính tự lập của trẻ thể hiện trong mọi hoạt động hàng ngày, trong lao động tự phục vụ, qua những công việc mà trẻ có thể tự làm được để phục vụ bản thân, không ỷ lại vào người khác.
Giáo dục là một quá trình tồn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thơng qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.
Giáo dục tính tự lập (GDTTL) cho trẻ trong trường mầm non được hiểu là một hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch hợp lý, thông qua các hoạt động trong trường mầm non và các quan hệ giữa giáo viên với trẻ nhằm hình thành nét tính cách tự lập cho trẻ. Trẻ mầm non là trẻ em có độ tuổi từ 0 đến 06 tuổi.
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi mầm non
Trẻ ấu nhi (01 tuổi - 03 tuổi)
- Hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật.
- Các loại hành động với đồ vật của trẻ ấu nhi:
• Hành động cơng cụ.
• Hành động thiết lập các mối tương quan.
• Đi theo tư thế thẳng đứng - hình thái vận động đặc trưng của con người.
Trẻ 03 tuổi – 06 tuổi.
- Xuất hiện mâu thuẫn: “Muốn tự mình làm tất cả mọi việc như người lớn nhưng không đủ khả năng”.
- Sự hình thành ý thức bản ngã, chưa ý thức bản thân, chưa phân biệt được mình và người khác.
Những vấn đề cơ bản trong GDTTL cho trẻ mầm non
Nội dung GDTTL cho trẻ mầm non: - Trong hoạt động ăn trẻ biết: Tự xúc cơm ăn, tự cất chén, tự rót nước uống, tự lau miệng, giúp cô dọn bàn ghế, chén, tô… - Hoạt động ngủ trẻ biết: Tự thay đồ ngủ, tự lấy và trải nệm, gối, mền, xếp và cất nệm, giúp cô sửa soạn chỗ để ngủ.
- Hoạt động vệ sinh cá nhân trẻ biết: Tự thay quần áo, tự đi vệ sinh, biết xì mũi, lau mũi, rửa tay, lau tay, chải tóc, rửa mặt, lau mặt,…
- Hoạt động vui chơi trẻ biết: Sắp xếp đồ chơi, bày và dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi. - Hoạt động học tập trẻ biết: Tự sắp xếp đồ dùng học tập, giúp cô chuẩn bị đồ dùng cho tiết học.
- Hoạt động lao động (chủ yếu lao động tự phục vụ) trẻ biết: Mang dép, giày, biết để dép, giày đúng nơi qui định, biết gấp quần áo, soạn quần áo và đồ dùng cần thiết vào balô đi về.
- Tự bảo vệ khỏi xâm hại: Trẻ nhận biết các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, khơng được cho ai chạm vào đó.
Con đường GDTTL cho trẻ mầm non: - Hoạt động học.
- Hoạt động chơi. - Hoạt động lao động.
- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. Phương pháp GDTTL cho trẻ mầm non:
- Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm:
• Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi.
• Phương pháp dùng trị chơi.
• Phương pháp nêu tình huống có vấn đề. • Phương pháp luyện tập.
- Nhóm phương pháp trực quan - minh họa:
• Phương pháp quan sát. • Phương pháp làm mẫu. • Phương pháp minh họa.
- Nhóm phương pháp dùng lời nói: • Phương pháp đàm thoại. • Phương pháp trị chuyện. • Phương pháp kể chuyện. • Phương pháp giải thích. - Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ: • Phương pháp dùng cử chỉ.
• Phương pháp điệu bộ kết hợp với lời nói.
- Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá:
• Nêu gương. • Đánh giá.
Hình thức GDTTL cho trẻ mầm non: - Theo mục đích và nội dung giáo dục: • Tổ chức hoạt động có chủ định theo ý thích của trẻ .
• Tổ chức lễ, hội.
- Theo vị trí khơng gian:
• Tổ chức hoạt động trong phịng lớp. • Tổ chức hoạt động ngồi trời. - Theo số lượng trẻ:
• Tổ chức hoạt động cá nhân. • Tổ chức hoạt động theo nhóm. • Tổ chức hoạt động cả lớp.
Nguyên tắc GDTTL cho trẻ mầm non: - Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích. - Nguyên tắc dạy học vừa sức.
- Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển. - Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp. - Nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác của trẻ.
- Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan. - Nguyên tắc đối xử cá biệt.