BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ

Một phần của tài liệu Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ: Số 6 (3) - 2020 (Trang 32 - 35)

106 BIEN HOA, DONG NAI PROVINCE Nguyen Thi Hong Van1 , Dang Van Be Nam 2 ,

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ

GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ TRƯỜNG MẦM NON 106 BIÊN HOÀ, ĐỒNG NAI

Cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp GDTTL cho trẻ

- Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích: Mục đích cuối cùng là giúp trẻ thích nghi được với mơi trường xã hội và phát triển bản thân.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống: phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để đảm bảo sự nhất quán.

- Nguyên tắc dạy học vừa sức: phù hợp với tâm - sinh lý của trẻ theo từng độ tuổi. - Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển: đưa ra cho trẻ những nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực hoạt động trí tuệ và thể chất.

- Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp: giáo dục nhiều mặt phù hợp với trình độ phát triển lứa tuổi.

- Nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác của trẻ: làm cho trẻ hứng thú, ham mê, hăng say tham gia các hoạt động.

- Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan: nhiều hình thức trực quan khác nhau, như: quan sát, xem xét các sự vật, tranh ảnh, mô hình…

- Nguyên tắc đối xử cá biệt trong giáo dục: chú ý đến đặc điểm cá nhân, phát huy được hết tiềm năng của mỗi trẻ.

Đề xuất các biện pháp GDTTL cho trẻ mầm non

Biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên và cha mẹ về GDTTL cho trẻ.

Giáo viên và phụ huynh cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn tầm quan trọng của tính tự lập. GDTTL cho trẻ được thực hiện càng sớm càng tốt.

Mục tiêu của biện pháp:

- Giúp cho giáo viên nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng và quá trình hình thành đức tính tự lập.

- Giúp cha mẹ nhận thức đầy đủ về đặc điểm tâm-sinh lý từng lứa tuổi để có kế hoạch cụ thể trong việc GDTTL cho con. Nội dung của biện pháp:

- Tổ chức các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, chuyến tham quan trường bạn để cập nhật, trao đổi kinh nghiệm và nâng cao nhận thức của giáo viên.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kĩ năng ni, dạy con; các buổi nói chuyện về đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng về TTL của trẻ. Cách thức tổ chức thực hiện:

- Nhà trườngxây dựng kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động.

- Chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp giáo dục hệu quả.

- Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên trao đổi với phụ huynh.

- Tập huấn cho giáo viên về phương pháp GDTTL.

Biện pháp tăng cường tích hợp GDTTL trong các giờ dạy và trong các hoạt động giáo dục khác

Tính tự lập được hình thành, củng cố và phát triển trong hoạt động, bằng hoạt động

và thông qua hoạt động. Giáo viên phải “đưa” trẻ vào các hoạt động học tập và sinh hoạt diễn ra hằng ngày. Bản chất của tính tự lập được lồng ghép, xuyên suốt trong mọi hoạt động của con người. Nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.

Mục tiêu của biện pháp:

- Nâng cao nhận thức của giáo viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp, lồng ghép trong giáo dục mầm non.

- Giáo viện được bồi dưỡng lý luận, phương pháp GDTTL cho trẻ.

- Giáo viên có điều kiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục trong và ngoài trường.

Nội dung của biện pháp:

- Nhà trường cần tổ chức một số hoạt động liên quan đến chuyên môn. Tổ chức lớp tập huấn để cập nhật, nâng cao trình độ lý luận và phương pháp giáo dục tích hợpmầm non.

- Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch giảng dạy ngày, tuần, tháng có lồng ghép, tích hợp GDTTL trong các hoạt động thực tế diễn ra hàng ngày. Có kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả.

Cách thức tổ chức thực hiện những nội dung trên:

- Ban giám hiệu đưa nội dung GDTTL vào kế hoạch năm học thành một trong các mục tiêu trọng tâm.

- Hàng năm nhà trường cần trích một phần kinh phí để mở lớp bồi dưỡng, tập huấn, phát động phong trào thi đua, tổ chức tham quan học tập và các cuộc thi giữa các lớp trong khối.

Biện pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GDTTL cho trẻ

Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã

hội thì kết quả cũng khơng hồn toàn. Mục tiêu của biện pháp:

- Đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và hoạt động giáo dục, phát huy tinh thần trách nhiệm của gia đình.

- Phụ huynh tích cực tham gia các hoạt động của trường, hỗ trợ các cô giáo trong giáo dục, rèn luyện TTL cho trẻ.

Nội dung của biện pháp:

- Về phía nhà trường: Lập kế hoạch phối hợp và phân công trách nhiệm giữa ban giám hiệu và hội phụ huynh học sinh trường.

- Về phía hội phụ huynh học sinh: Tổ chức triển khai từng hoạt động, động viên, yêu cầu cha mẹ phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên để giáo dục con em họ.

- Về phía giáo viên: thường xuyên trao đổi để phụ huynh, thống nhất với phụ huynh những việc cần làm tại nhà, cùng với phụ huynh kiểm tra đánh giá trẻ đạt ở 2 môi trường khác nhau.

Cách thức tổ chức thực hiện những nội dung trên:

- Ban giám hiệu: chủ trì cuộc họp với hội phụ huynh trường bàn về kế hoạch giáo dục.

- Về phía nhà trường: tổ chức hội nghị viên chức phổ biến kế hoạch đến từng khối lớp, giáo viên từng lớp.

- Về phía ban chấp hành hội: phổ biến đến từng ban đại diện các lớp và đến gia đình trẻ biết.

- Về phía gia đình: lập một thời gian biểu cho trẻ , tạo cho trẻ không gian riêng, làm một số việc trẻ muốn. Tạo tình huống cho trẻ , khuyến khích và khen ngợi khi con làm đúng. Đồng thời dành thời gian để giải thích nếu con trẻ có những xử sự chưa đúng.

Đánh giá các biện pháp qua ý kiến của ban giám hiệu và giáo viên trường.

- Các giải pháp đưa ra có tính cần thiết và rất cần thiết là 100%.

- Tính khả thi và rất khả thi là 100%.

Kết luận

GDTTL là nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường mầm non, góp phần tạo nên giá trị

sống tích cực cho trẻ. Phía nhà trường:

• Ban giám hiệu đưa GDTTL là mục tiêu trọng điểm của năm.

• Xây dựng kế hoạch năm học và kiểm tra thực hiện kế hoạch.

• Mở các lớp tập huấn cho giáo viên và cha mẹ học sinh.

• Chỉ đạo thực hiện dự án SRPP của bộ giáo dục và đào tạo

• Ln sâu sát với trẻ để kịp định hướng hình thành nhân cách kịp thời phát hiện nhân tố mới để đào tạo Nhân Tài xã hội. • Đổi mới tư duy sáng tạo trong môi trường sư phạm kết hợp với kỹ năng hoạt động ngoài trời, kỹ năng sống,…

Với hội phụ huynh học sinh trường: • Phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu nhà trường.

• Tổ chức tuyên truyền phương pháp GDTTL cho các thành viên ban đại diện hội và cha mẹ học sinh.

• Phát triển năng khiếu cho trẻ từ nhỏ trong gia đình từ đó nhà trường định hướng với các nhân tố cho trẻ và là nguồn kế thừa cho đội ngũ quản lý.

Đối với giáo viên:

• Thực hiện đúng kế hoạch giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non.

• Cần tích cực nghiên cứu chun mơn, kỹ năng giáo dục.

• Áp dụng quan điểm giáo dục lấy người học làm trung tâm trong trường mầm non. Đối với phụ huynh:

• Thống nhất việc cần làm để GDTTL cho trẻ. Kiểm tra đánh giá mức độ trẻ đạt ở 2 môi trường khác nhau và cùng khắc phục khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm, tâm lý trẻ .

• Tăng cường tìm hiểu về sự cần thiết của GDTTL, các phương pháp giáo dục có hiệu quả đã được áp dụng trong nhà trường.

• Hồn thiện nhân cách cho trẻ ngay từ tre non đến khi hình thành được các gốc rễ sẽ dễ dàng đào tạo cho các Nhân Tài tương lai cho đất nước từ đó ta có thể xuất khẩu cho các quốc gia khác nhân lực có chất lượng cao học tập, làm việc bài bản có tính kỷ luật cao nhằm hội nhập kinh tế Quốc tế toàn cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (2009). Chương Trình Giáo dục Mầm non. NXB GD. THÔNG TƯ SỐ 23/2010/TT-BGDĐT NGÀY 22/7/2010 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ

GD&ĐT VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM 5 TUỔI. LÔ CẦN (2015). Quan niệm mới về giáo dục trong gia đình. NXB Lao động – Xã hội. PHẠM THỊ CHÂU – NGUYỄN THỊ OANH – TRẦN THỊ SINH (2015). Giáo dục học

mầm non. NXB ĐHQG Hà Nội.

VŨ DŨNG (2008). Từ điển tâm lý học, NXB Từ điển Bách Khoa – Viện tâm lý học. THÁI HÀ – THANH SƠN (2014), Giúp con học cách tự lập và kỹ năng sống, NXB Văn

hóa Thơng tin.

TRẦN HÂN (2015). Phương pháp giáo dục con của người Do Thái. NXB Phụ Nữ. PHẠM MINH HẠC (2010). Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ 21. NXB GD

Việt Nam.

NGUYỄN ÁNH TUYẾT (2008). Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non. NXB ĐHSP. NGUYỄN QUAN UẨN (2013). Giáo trình tâm lý học đại cương. NXB ĐHSP.

NGUYỄN KHẮC VIỆN (1991). Từ điển tâm lý. NXB Ngoại văn Trung tâm Nghiên cứu

trẻ em - Hà Nội.

Một phần của tài liệu Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ: Số 6 (3) - 2020 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)