THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM

Một phần của tài liệu Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ: Số 6 (3) - 2020 (Trang 30 - 32)

106 BIEN HOA, DONG NAI PROVINCE Nguyen Thi Hong Van1 , Dang Van Be Nam 2 ,

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM

LẬP CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON 106 BIÊN HỊA, ĐỒNG NAI Mục đích khảo sát

Xác định được thực trạng mức độ tự lập của trẻ và nội dung, con đường, hình thức, phương pháp GDTTL cho trẻ

Đối tượng khảo sát:

- Ban giám hiệu: 2 người.

- Giáo viên trực tiếp dạy trẻ: 8 người. - Cha mẹ các bé: 10 người.

- Khảo sát các đối tượng trẻ: 4 nhóm lớp. Nội dung khảo sát

- Tìm hiểu sự chỉ đạo của ban giám hiệu đối với giáo viên về GDTTL cho trẻ tại trường.

- Khảo sát giáo viên về việc thực hiện nhiệm vụ GDTTL cho trẻ thông qua các hoạt động học, chơi, lao động tự phục vụ trong sinh hoạt ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân trong lớp và các hoạt động ngoài trời. - Khảo sát các hoạt động một ngày của trẻ tại trường nhằm tìm hiểu về mức độ tự lập của trẻ .

Cách thức tiến hành khảo sát

- Với Ban giám hiệu: sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động và phương pháp phỏng vấn.

- Với giáo viên: sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phương pháp quan sát và phương pháp trò chuyện. - Với cha mẹ các bé: sử dụng phương pháp trò chuyện.

- Với các bé của 4 lớp: sử dụng phương pháp quan sát và phương pháp trò chuyện. Thực trạng chỉ đạo của Ban Giám Hiệu - Nhận thức rất rõ sự cần thiết phải GDTTL cho trẻ thông qua kế hoạch giáo dục năm học, họp chuyên môn, tập huấn giáo viên.

- Giáo dục qua thông tư số 17 và 23 của bộ giáo dục và đào tạo.

Thực trạng của giáo viên

- Tất cả giáo viên nhận thức đúng về khái niệm tự lập.

- 100% hiểu rằng phải GDTTL từ nhỏ và nâng dần theo lứa tuổi.

- Khẳng định GDTTL là cần thiết và có thể giáo dục được nhưng “rất mất thời gian, rất kiên trì, bình tĩnh, khơng thể nóng vội”.

Thực trạng GDTTL cho trẻ Về nội dung:

- Với lớp nhà trẻ (trẻ từ 24 tháng đến 36 tháng)

• Giáo viên quan sát, nhắc nhở bố mẹ để cho trẻ tự phục vụ.

• Học về điều gì thì các cơ đều cho các bé thực hành.

- Với lớp mầm (trẻ có độ tuổi từ 36 đến 48 tháng)

• Tập cho bé ngồi ngay ngắn, tự giác bưng đồ ăn và tự xúc ăn.

• Dạycho bé biết xếp hàng và rửa tay sau khi đi vệ sinh.

- Lớp chồi và lớp lá với trẻ độ tuổi này tính tự lập cao hơn

• Dạy bé ăn uống, mang dép, thay đồ, dọn chăn mền.

• Tìm hiểu ngun nhân trẻ chưa biết tự phục vụ.

Về các con đường GDTTL:

- Học, chơi, lao động và ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.

- Nội dung phù hợpvới mỗi lứa tuổi, thiết thực và gắn liền với hoạt động hàng ngày của trẻ.

Về các phương pháp GDTTL:

- Sử dụng 5 nhóm phương pháp ở mức độ “thường xuyên”.

- Lớp nhà trẻ phương pháp minh họa ở mức độ “thỉnh thoảng”.

Về hình thức GDTTL:

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động có chủ định.

- Lớp mầm và chồi nhận thức cịn hạn chế nên khơng sử dụng hình thức “Tổ chức hoạt động theo ý thích của trẻ ”.

- Lớp nhà trẻ không sử dụng hình thức “Tổ chức hoạt động cả lớp” vì trẻ cịn nhỏ và chưa ý thức được. Thực trạng TTL của trẻ: Lớp Nhà Trẻ (24 - 36 tháng tuổi) Lớp học có 15 bé. Kết quả quan sát:

- Hoạt động học: 5 bé biết để dép lên kệ nhưng chưa ngay ngắn, 10 bé cha mẹ làm giúp.

- Hoạt động chơi: 5 bé tự làm được, 10 bé cô phải giúp.

- Hoạt động ăn: 2 bé biết đeo yếm, 8 chưa biết tự xúc ăn.

- Hoạt động ngủ: 12 bé không tự lấy gối nệm, 3 bé cất nệm với sự trợ giúp của cô. - Về việc “Tự bảo vệ khỏi xâm hại”: 100% bé không biết.

Nguyên nhân của thực trạng trên:

- Trao đổi với 2 giáo viên của lớp: thực tế chân tay các bé cịn vụng về, lóng ngóng, nên rất mất thời gian để rèn luyện.

- Trao đổi với cha mẹ các bé: nhận thức về đặc điểm lứa tuổi còn rất hạn chế. Lớp Mầm (36 - 48 tháng tuổi)

Lớp học có 27 bé. Kết quả quan sát: - Hoạt động học: 6 bé biết để dép lên kệ, 8 bé để chưa ngay ngắn, 13 bé cha mẹ làm giúp.

- Hoạt động chơi: 6 bé biết tự rót nước, 6 bé cô phải giúp, 15 bé chưa làm được. - Hoạt động ăn: 8 bé biết tự xúc ăn, 12 bé xúc ăn cịn rơi vãi, 7 bé cơ phải đút.

- Hoạt động ngủ: 6 bé biết tự xếp gối nệm, 8 bé cất nệm với trợ giúp của cô, 13 bé cô phải nhắc nhở.

Nguyên nhân của thực trạng trên:

- Phụ huynh: ở nhà không yêu cầu bé phụ vì sợ bé làm vỡ vật.

- Giáo viên: các bé có hồn cảnh khó khăn thì biết tự phục vụ.

Lớp Chồi (48 - 60 tháng tuổi)

Lớp học có 25 bé. Kết quả quan sát: - Hoạt động học: 9 bé biết mang giày, 10 bé mang chưa đúng cách, 6 bé không chịu làm.

- Hoạt động chơi: 9 bé biết tự rửa tay, 10 bé rửa chưa đúng cách, 6 bé chưa làm được.

- Hoạt động ăn: 12 bé biết tự xúc ăn, 10 bé xúc ăn cịn rơi vãi, 3 bé cơ phải đút. - Hoạt động ngủ: 9 bé biết tự trải gối nệm, 10 bé được trợ giúp của cô, 6 bé cô nhắc nhở.

- Riêng “tự bảo vệ bản thân”: chỉ biết một cách mơ hồ.

Nguyên nhân của thực trạng trên:

- Giáo viên: ở nhà người lớn thường làm thay trẻ mọi việc.

- Phụ huynh: cho rằng việc này khó, trẻ con khơng làm được.

Lớp Lá (60 - 72 tháng tuổi)

Lớp học có 30 bé. Kết quả quan sát: - Hoạt động học: 20 bé biết tự tháo giày dép và để lên kệ, 8 bé để chưa ngay ngắn, 2 bé cha mẹ làm giúp.

- Hoạt động chơi: 20 bé biết tự dẹp đồ chơi, 8 bé cô phải nhắc nhở, 2 bé không chịu làm.

- Hoạt động ăn: 20 bé biết tự dẹp tô, 8 bé cô phải nhắc nhở, 2 bé không dẹp.

- Hoạt động ngủ: 20 bé biết tự trải gối nệm, 8 bé trải nệm chưa ngay ngắn, 2 bé cô làm giúp.

Nguyên nhân của thực trạng trên:

- Ở nhà có phụ huynh làm giúp, con trẻ không tự làm lấy.

- Không được rèn luyện thường xuyên nên không nhớ cách làm.

Một phần của tài liệu Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ: Số 6 (3) - 2020 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)