2.3. Đặc trưng của văn hóa trách nhiệm của cơng chức hành chính
2.3.2. Gắn liền với chính sách và pháp luật của Nhà nước
Theo điều 2, Luật Cán bộ công chức 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2019), hoạt động công vụ là các hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC. TTCV là một loại hoạt động mang tính đặc thù, nhân danh quyền lực nhà nước để thực hiện và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước. Nhà nước xây dựng một hệ thống thể chế cụ thể (bao gồm Hiến pháp, các Bộ luật, Luật, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư, Nghị quyết, Quyết định của các cấp có thẩm quyền...) để đảm bảo cho hoạt động TTCV có thể thực hiện một cách thuận lợi trong thực tiễn và đạt được mục tiêu.
Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện quản lý xã hội và điều hành đất nước bằng pháp luật. Khoản 1, điều 2, Hiến pháp (2013) đã khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Chính vì vậy, tất cả mọi hành vi của cá nhân và tổ chức trong xã hội đều được điều chỉnh trên cơ sở pháp luật. Các hành vi TTCV của công chức hành chính cũng phải được điều chỉnh bằng pháp luật, được thực hiện trên cơ sở các quy định của chính sách và pháp luật của Nhà nước. Trong đó, văn bản quan trọng nhất mà cơng chức hành chính cũng như tất cả các cơng dân, tổ chức đều phải tuân thủ đó là Hiến pháp. Bên cạnh đó, trong q trình TTCV, cơng chức hành chính cũng phải tuân thủ rất nhiều các quy định mang tính chất chung như: Luật Cán bộ, công chức; Bộ Luật Lao động; Bộ Luật Dân sự; Luật Bảo hiểm xã hội...
Ngoài ra, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều ban hành các văn bản chính sách, pháp luật riêng để quy định cụ thể đối tượng, phạm vi các nội dung điều chỉnh cụ thể. Ngoài ra, ở mỗi địa phương, căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương mình cũng đều ban hành các chính sách, các quy định cụ thể để thực hiện công tác quản lý, điều hành xã hội trong phạm vi của địa phương mình. Mỗi cơng chức hành chính cơng tác trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương cụ thể trong quá trình TTCV sẽ phải tuân thủ và chịu sự điều
chỉnh của hệ thống các quy định thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương mình cơng tác.
Có thể khẳng định rằng q trình TTCV của cơng chức hành chính khơng thể tách rời các quy định, chính sách chung của Nhà nước và các quy định, chính sách riêng theo ngành, lĩnh vực và theo địa phương. Mặt khác, ở phần 2.2.1. đã trình bày, một trong những nội dung về VHTN của cơng chức hành chính trong TTCV đó là các giá trị về tinh thần, thái độ của cơng chức hành chính trong TTCV được hình thành trên cơ sở tinh thần thượng tôn pháp luật của cơng chức hành chính khi TTCV. Như vậy, VHTN của cơng chức hành chính trong TTCV gắn liền với các chính sách và pháp luật của Nhà nước.