Được đo bằng hiệu quả của hành vi hoạt động công vụ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay (Trang 70 - 72)

2.3. Đặc trưng của văn hóa trách nhiệm của cơng chức hành chính

2.3.3. Được đo bằng hiệu quả của hành vi hoạt động công vụ

Một trong năm mục tiêu của Chương trình tổng thể Cải cách HCNN giai đoạn 2011-2020 là: “Xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”.

Mục tiêu của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 cũng được xác định rất rõ là: “Xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”.

Trong những năm qua, Chính phủ khơng ngừng chỉ đạo thực hiện việc cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của nền công vụ hướng tới việc đáp ứng nhu cầu và phục vụ tốt nhất cho người dân, tổ chức, đảm bảo sự hài lòng của người dân và tổ chức. Đồng thời, Chính phủ cũng coi sự hài lòng của người dân và tổ chức với q trình TTCV của cơng chức và của các cơ quan HCNN như là một chỉ số quan trọng để đánh giá và đo lường mức độ hiệu quả của nền hành chính, nền cơng vụ. Cho đến nay, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và sự chủ trì của Bộ Nội vụ, hoạt động đánh giá, đo lường sự hài lòng của người dân đối với nền hành chính, nền cơng vụ trở thành một trong những hoạt động thường niên.

Đầu tiên, có thể kể đến Bộ chỉ số đánh giá kết quả hoạt động cơng chức hành chính hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương (Bộ chỉ số PAR- Index), được ban hành tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 về phê duyệt Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Đây là Bộ chỉ số đánh giá kết quả cải cách hành chính hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương. Các tiêu chí đánh giá được bám sát vào 6 nội dung trọng tâm của Chương trình cải cách hành chính giai đoạn này và có sự thay đổi theo từng năm.

Ngày 28/12/2012, Bộ Nội vụ tiếp tục ban hành Quyết định số 1383/QĐ-BNV, phê duyệt Đề án phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN. Đây là bộ chỉ số chính thức của cơ quan QLNN nhằm đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN (SIPAS). Tương tự như bộ chỉ số PARIndex, SIPAS cũng được thực hiện hàng năm và các tiêu chí đánh giá, các lĩnh vực đánh giá cũng được thay đổi hàng năm. Việc thực hiện bộ chỉ số SIPAS nhằm hướng tới hai mục đích: (i) Đánh giá khách quan chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính cơng của cơ quan HCNN; (ii) Nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và cung cấp dịch vụ của mình nhằm nâng cao sự hài lịng và lợi ích của người dân, tổ chức.

Ngồi hai bộ chỉ số mang tính chính thống do Bộ Nội vụ chủ trì, hiện nay cịn có hai bộ chỉ số khác cũng hướng tới việc đo lường và đánh giá mức độ hiệu quả của nền cơng vụ, nền hành chính, mức độ hài lịng của công dân, tổ chức với sự điều hành và phục vụ của nền hành chính, nền cơng vụ, đó là Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI (do Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam - VCCI thực hiện dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID) và chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam - PAPI (do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại

Việt Nam - UNDP; Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng - CECODES và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp thực hiện). Mặc dù đây là hai bộ chỉ số được chủ trì thực hiện bởi các tổ chức Phi chính phủ, tuy nhiên cũng đã thu hút sự quan tâm, chú ý của các địa phương và được chính quyền các địa phương coi như một kênh thông tin tham khảo để điều chỉnh phương pháp quản lý điều hành của mình.

Có thể mục tiêu cuối cùng của hoạt động TTCV chính là kết quả phục vụ người dân, tổ chức và được đo lường bằng chính sự hài lịng của người dân, tổ chức. VHTN là hệ thống các giá trị được hình thành trong q trình TTCV của cơng chức hành chính, chính vì vậy, kết quả TTCV - sự hài lịng của người dân, tổ chức đối với kết quả TTCV cũng chính là một trong những tiêu chí để xem xét về VHTN của cơng chức hành chính trong TTCV.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)