thực thi cơng vụ
Những nghiên cứu nói trên là nền tảng quan trọng về mặt lý luận để nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu về VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay. Luận án kế thừa và sử dụng một số nội dung đã được làm sáng tỏ để xây dựng nên khung lý thuyết, từ đó hình thành phương pháp tiếp cận cho hướng nghiên cứu của Luận án. Bên cạnh đó, Luận án cũng tìm hiểu và luận giải một số khía cạnh khác về VHTN trong TTCV. Có thể thấy, vấn đề trách nhiệm công vụ của CBCC được rất nhiều nghiên cứu nhắc đến. Tuy nhiên, các
nghiên cứu tập trung đề cập về VHTN thì cịn khá ít. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu trách nhiệm công vụ dường như mới chỉ là vấn đề mang tính chất cá nhân, trong khi, việc nghiên cứu VHTN lại bao hàm sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố... Cũng bởi vậy cho nên việc nghiên cứu về VHTN trong TTCV còn khá nhiều khoảng trống mà các nghiên cứu sau này cần hướng tới. Những vấn đề đó là:
Thứ nhất, các nghiên cứu cần giải quyết một cách đầy đủ khía cạnh lý
luận về VHTN trong TTCV ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, các nghiên cứu của các tác giả trước đó mới chỉ làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm và đạo đức công vụ mà chưa đề cập đến VHTN của cơng chức hành chính trong TTCV ở Việt Nam. Việc xem xét “trách nhiệm thực thi cơng vụ” của cơng chức hành chính như một yếu tố văn hóa và đứng trên góc độ văn hóa để phân tích có thể nói chưa có một cơng trình nào nghiên cứu chun sâu và mang tính hệ thống.
Thứ hai, qua nguồn tài liệu tiếp cận được cho thấy, khi đánh giá về thực
trạng thực thi trách nhiệm cơng vụ của cơng chức, mặc dù có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều bài viết quan tâm đến nội dung này, nhưng các nhận định, kết luận rút ra hầu hết dựa trên các báo cáo đánh giá của các cơ quan Đảng, nhà nước. Nhiều nhận định, đánh giá nhiều khi còn chưa thật cụ thể hoặc mới chỉ dừng ở việc đánh giá chung chung, thậm chí mang tính chủ quan của các tác giả. Chính vì vậy, khi đánh giá về VHTN trong TTCV cần thiết phải có thêm những nghiên cứu áp dụng các phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn để bổ sung các cơ sở thực tiễn minh chứng.
Từ những khoảng trống nêu trên, trong Luận án này, nghiên cứu sinh đã cố gắng hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về VHTN trong TTCV, đồng thời sử dụng phương pháp điều tra xã hội học nhằm có được nguồn dữ liệu đáng tin cậy để đánh giá việc thực thực hiện VHTN của cơng chức hành chính trong TTCV ở Việt Nam hiên nay. Dựa trên những kết quả khảo sát, luận án sẽ đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp xây dựng VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Có thể nói từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau trong nước và nước ngồi nghiên cứu về văn hóa và văn hóa trách nhiệm trong thực thi cơng vụ, luận án đã tổng hợp và lần lượt tổng quan theo nhóm vấn đề bao gồm: thực trạng quy định về trách nhiệm công vụ của CBCC; thực trạng thực hiện trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, nguyên nhân, và các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm công vụ, các giải pháp nâng cao trách nhiệm công vụ của CBCC.
Thông qua việc nghiên cứu các cơng trình của các tác giải trước đó trên cơ sở phân tích, luận giải, luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được luận giải rõ ràng trong các cơng trình đã được cơng bố.
Q trình nghiên cứu tổng quan các tài liệu cho thấy, hầu hết các cơng trình đều đề cập đến vấn đề trách nhiệm, đạo đức và việc thực hiện các quy định của công chức...Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đề cập một cách chuyên sâu, bài bản, hệ thống về văn hóa trách nhiệm của cơng chức hành chính trong TTCV. Đây chính là một vấn đề quan trọng và là khoảng trống mà luận án cần phải tiếp tục nghiên cứu để thực hiện một cách tốt nhất mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà luận án đã đặt ra.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TRÁCH NHIỆM
CỦA CƠNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG THỰC THI CƠNG VỤ 2.1. Khái niệm về văn hóa trách nhiệm của cơng chức hành chính trong thực thi cơng vụ
Văn hóa trách nhiệm (VHTN) của cơng chức hành chính trong thực thi cơng vụ (TTCV) là một khái niệm được cấu thành bởi nhiều khái niệm khác nhau, như: văn hóa, trách nhiệm, thực thi cơng vụ, cơng chức hành chính, văn hóa trách nhiệm của cơng chức hành chính trong thực thi cơng vụ. Vì vậy để có được cách hiểu thống nhất và thấu đáo về khái niệm này, nghiên cứu sinh đã phân tích để làm rõ nội hàm của các khái niệm trên.