Thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội (Trang 65)

2.2. Thực trạng thực hiện các qui định pháp luật về quản lý quỹ

2.2.1. Thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất

2.2.1.1. Những mặt đạt được

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia đã đƣợc Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2011/QH13. Kết quả kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội. Cụ thể nhƣ sau:

Đối với cấp tỉnh: Đã xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

cho 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

Đối với cấp huyện: có 352 đơn vị hành chính cấp huyện đƣợc Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 49,93%); có 330 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 46,81%); còn lại 23 đơn vị hành chính cấp huyện chƣa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,26%).

Đối với cấp xã: có 6.516 đơn vị hành chính cấp xã đƣợc cấp có thẩm

quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 58,41%); có 2.907 đơn vị hành chính cấp xã đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 26,06%); cịn lại 1.733 đơn vị hành chính cấp xã chƣa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 15,53%).

Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020): Đã triển khai việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ cuối (2016- 2020) cấp quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015.

60

2.2.1.2. Tồn tại, bất cập

Một số địa phƣơng phê duyệt kế hoạch sử dụng đất muộn so với quy định, dẫn đến việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch bị ảnh hƣởng. Có nhiều địa phƣơng cịn gặp khó khăn khi giải quyết đối với trƣờng hợp phát sinh các dự án, cơng trình chƣa có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện do chƣa có quy định về việc điều chỉnh kế hoạch. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chƣa phù hợp về thời gian, nội dung với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Chất lƣợng của nhiều quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất cũng nhƣ chƣa đầy đủ căn cứ pháp lý thể hiện ở việc các quy hoạch phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần; thiếu tính khả thi, không đảm bảo nguồn lực đất đai để thực hiện. Việc không đồng nhất các chỉ tiêu thống kê các loại đất dẫn đến việc đánh giá các chỉ tiêu thực hiện quy hoạch khơng đầy đủ, chính xác. Chỉ tiêu phê duyệt chƣa đảm bảo diện tích đất tối thiểu so với quy chuẩn xây dựng về giao thông, y tế, giáo dục… Nhiều địa phƣơng cịn gặp khó khăn, bị động khi giải quyết đối với trƣờng hợp biến động các chỉ tiêu sử dụng đất trong quá trình thực hiện so với các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch đƣợc duyệt, phát sinh các dự án, cơng trình chƣa có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. Hay, một số hạng mục cơng trình đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhƣng cơ quan chủ đầu tƣ chƣa lập xong dự án và hồ sơ đất đai, phải lùi tiến độ thực hiện. Quy hoạch, kiến trúc đô thị thiếu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chƣa thực sự chú ý tới yếu tố bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững. Cơng tác quản lý thực hiện quy hoạch cịn nhiều hạn chế, bất cập về cơ chế, nhiều nơi bị buông lỏng, thiếu sự phân cấp, phân công hợp lý về chức năng đối với các sở chuyên ngành nhƣ xây dựng, quy hoạch - kiến trúc và ủy ban nhân dân các quận, huyện trong quản lý, theo dõi việc lập, thẩm

61

định, trình duyệt và thực hiện quy hoạch. Lực lƣợng cán bộ chuyên trách cho cơng tác này cịn nhiều hạn chế về năng lực. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chƣa chặt chẽ, thƣờng xuyên dẫn tới tình trạng vi phạm quy hoạch diễn ra phổ biến nhƣng chƣa đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời và gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, nhất là trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Công tác lấy ý kiến của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chƣa thực sự đƣợc chú trọng. Tình trạng quy hoạch “treo” còn phổ biến. Trên cả nƣớc vẫn còn hàng ngàn dự án “treo” chƣa đƣợc thu hồi. Việc xử các dự án sau khi thu hồi cũng đang gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Sau khi chấm dứt pháp lý dự án, trả lại quyền lợi hợp pháp cho ngƣời dân nhƣng trên thực tế, do chủ đầu tƣ đền bù, giải phóng mặt bằng không liền thửa, liền khoảnh nên cả ngƣời dân lẫn doanh nghiệp đều khó để sử dụng phần đất của mình, chính quyền cũng khó điều chỉnh quy hoạch. Bên cạnh đó, dù là hủy bỏ dự án nhƣng quy hoạch không thay đổi nên ngƣời dân không dám xây dựng kiên cố hay đầu tƣ sản xuất lâu dài vì lo nhà nƣớc thực hiện quy hoạch sẽ khơng đƣợc bồi thƣờng do khơng có các chính sách đối với ngƣời dân sau khi thu hồi dự án “treo” hoặc các quy hoạch chậm thực hiện.

2.2.1.3. Nguyên nhân của tồn tại, bất cập

Sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập kinh tế thế giới đã, đang và sẽ địi hỏi có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu đất đai. Vì vậy, việc tạo lập, quản lý và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội với tầm nhìn chiến lƣợc lâu dài, phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, giải quyết hài hồ lợi ích nhà nƣớc, nhà đầu tƣ và nhân dân, kết hợp đƣợc các mục tiêu phát triển bền vững thực sự là một khó khăn và thách thức lớn.

Nhận thức về Luật đất đai và về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cịn hạn chế, thậm chí, một số cơ quan, tổ

62

chức chƣa hiểu đúng và đầy đủ các quy định cụ thể về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Từ nhận thức pháp luật chƣa đúng, chƣa đủ đã dẫn đến việc chỉ đạo, triển khai công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm và chƣa đồng bộ.

Mặt khác, trong công tác lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhiều nơi cịn nóng vội, đặt ra u cầu quá cao so với nhu cầu thực tế và khả năng đầu tƣ; chú ý nhiều hơn đến lợi ích nhà nƣớc, tập thể, nhà đầu tƣ mà chƣa chú ý thỏa đáng, xem xét thấu đáo lợi ích của những ngƣời thuộc đối tƣợng bị thu hồi đất sản xuất, đất ở.

2.2.2. Thực hiện các quy định về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

2.2.2.1. Những mặt đạt được

Tại các địa phƣơng, công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ luôn đƣợc quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện cơng khai, dân chủ; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời dân có đất bị thu hồi đƣợc đảm bảo, đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhất là các dự án trọng điểm nhƣ Quốc lộ 1A, dự án đƣờng Hồ Chí Minh,... góp phần ổn định kinh tế, xã hội.

Theo số liệu tổng hợp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong năm 2015, các địa phƣơng đã triển khai thực hiện 2.194 cơng trình, dự án (địa phƣơng triển khai nhiều cơng trình, dự án là: Quảng Nam (294 dự án), Lào Cai (211 dự án), Bắc Giang (162 dự án), Phú Yên (146 dự án), với tổng diện tích đất đã thực hiện bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng là 7.882 ha (đất nông nghiệp 6.810 ha; đất ở 165 ha; đất khác 930 ha); số tổ chức, hộ gia đình cá nhân có đất thu hồi là 80.893 trƣờng hợp (tổ chức 1.155 trƣờng hợp; hộ gia đình, cá nhân 79.738 trƣờng hợp).

Nhìn chung, diện tích đất đƣợc thu hồi đã đáp ứng đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ từng

63

bƣớc đƣợc điều chỉnh, bổ sung phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trƣờng, đảm bảo tốt hơn quyền lợi hợp pháp của ngƣời bị thu hồi đất. Việc tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ của Trung tâm phát triển quỹ đất bƣớc đầu đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần đáp ứng nhu cầu " quỹ đất sạch" để thực hiện các dự án đầu tƣ nhất là các dự án đầu tƣ nhằm mục đích cơng cộng.

2.2.2.2. Tồn tại, bất cập

Cơng tác bời thƣờng , giải phóng mặt bằng vẫn cịn kéo dài , làm ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai của một số cơng trình , dự án; viê ̣c khiếu na ̣i , khiếu kiê ̣n liên quan đến bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất vẫn cịn xảy ra và khá phở biến.

2.2.2.3. Nguyên nhân của tồn tại, bất cập

Nguyên nhân của tình trạng này là do:

- Việc chuẩn bị phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ chƣa đƣợc các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, nhất là phƣơng án giải quyết tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho ngƣời có đất nơng nghiệp bị thu hồi;

- Một số địa phƣơng chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chƣa làm tốt cơng tác tun truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật hoặc né tránh, thiếu cƣơng quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc giải phóng mặt bằng bị kéo dài nhiều năm;

- Năng lực của một bộ phận đội ngũ cán bộ làm cơng tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng còn hạn chế và thiếu chuyên nghiệp, đặc biệt là cán bộ ở các vùng cao.

2.2.3. Thực hiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục

đích sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất trong hoạt động khai thác và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

2.2.3.1. Những mặt đạt được

64

cách căn bản, đặc biệt là trong công tác giao đất sử dụng lâu dài đến ngƣời lao động. Nhà nƣớc đã điều chỉnh chính sách đất đai phù hợp với yêu cầu thực tiễn và không ngừng cải cách thủ tục hành chính trong việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất. Vận dụng linh hoạt cơ chế giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất nhằm tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam.

Theo Báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, Bộ TN&MT đã tích cực, chủ động chỉ đạo, hƣớng dẫn các địa phƣơng thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Bộ đã có Cơng văn số 1622/BTNMT- TCQLĐĐ ngày 06/5/2014 và Công văn số 3398/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 14/8/2014 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các cơng trình, dự án của các địa phƣơng.

Đến nay, diện tích đất đã giao, đã cho thuê là 25,16 triệu ha, chiếm 76,4% diện tích tự nhiên của cả nƣớc. Trong đó: Hộ gia đình, cá nhân 49,55%; các tổ chức kinh tế trong nƣớc 21,98%; Ủy ban nhân dân xã 11,28%; tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, liên doanh với nƣớc ngoài 0,12%; các đối tƣợng khác 13,59%.

Đối với thực tiễn thi hành các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn:

Thứ nhất: Đấu giá quyền sử dụng đất là phƣơng thức giúp Nhà nƣớc huy động tối đa nguồn thu cho ngân sách, tạo vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế-xã hội. Qua thực tế triển khai trên cơ sở nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh giữa những ngƣời tham gia đấu giá, ngƣời trả giá cao nhất sẽ là ngƣời nhận đƣợc quyền sử dụng đất. Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc cho thấy, từ đấu giá quyền sử dụng đất đã tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách. Tiền thu đƣợc từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất

65

thông qua hình thức đấu giá đã trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách của nhiều địa phƣơng. Đặc biệt kể từ ngày 01/7/2010 khi Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản có hiệu lực thi hành, sau gần 4 năm triển khai Nghị định số 17/2010/NĐ-CP (kể từ 01/7/2010 đến tháng 5/2014), trên tồn quốc có 244 tổ chức đấu giá chuyên nghiệp, trong đó có 63 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và 181 doanh nghiệp bán đấu giá tài sản với 1114 đấu giá viên. Các tổ chức bán đấu giá tài sản đã thực hiện bán đấu giá nhiều loại tài sản nhƣng chủ yếu tập trung vào bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản giao dịch bảo đảm, tài sản thi hành án,… các tổ chức đấu giá tài sản đã ký 23.059 hợp đồng bán đấu giá với giá khởi điểm hơn 38.876 tỷ đồng, giá trị tài sản bán đƣợc hơn 41.959 tỷ đồng, vƣợt hơn 3082 tỷ đồng so với mức giá khởi điểm. Trong đó, bán đấu giá quyền sử dụng đất, theo thống kê của 27/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thì các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp đã bán đấu giá quyền sử dụng đất thu đƣợc hơn 14.218 tỷ đồng vƣợt giá khởi điểm khoảng 2.008 tỷ đồng.

Thứ hai: Đấu giá quyền sử dụng đất tạo cơ sở cho sự phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất, thị trƣờng bất động sản. Thị trƣờng bất động sản, trong đó có thị trƣờng quyền sử dụng đất hình thành và phát triển là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng, là động lực phát triển các ngành kinh tế khác. Nhà nƣớc thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đã mở ra một kênh rất quan trọng để Nhà nƣớc thực hiện phân phối quyền sử dụng đất cho xã hội theo hƣớng thị trƣờng. Theo đó, Nhà nƣớc đã có thể chuyển đất thành tiền để đầu tƣ vào những mục tiêu phát triển kinh tế hoặc phục vụ đời sống dân sinh.

2.2.3.2. Tồn tại, bất cập

Tại nhiều địa phƣơng, việc áp dụng thực hiện quy định về điều kiện để đƣợc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai còn lúng túng.

66

Tuy đấu giá quyền sử dụng đất là phƣơng thức giúp Nhà nƣớc huy động tối đa nguồn thu cho ngân sách, tạo vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội nhƣng nếu đƣa tất cả quỹ đất hiện có chƣa sử dụng ra đấu giá quyền sử dụng đất sẽ dẫn đến tình trạng đất đai tập trung vào tay một số ít ngƣời giàu có, đầu cơ tích trữ. Trong khi quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội sẽ khơng cịn gây ra khó khăn cho cơng tác phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh cho ngƣời dân, dẫn đến tình trạng khiếu kiện, bức xúc trong nhân dân.

2.2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, bất cập

Từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực thì các quy định về việc chuyển tiếp giữa luật cũ và luật mới về các trƣờng hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng dụng đất cịn thiếu, chƣa rõ ràng gây ra sự khó khăn trong áp dụng pháp luật.

Thời gian qua nhiều địa phƣơng, nhất là ở khu vực thành phố, đô thị đã đƣa ra bán đấu giá quyền sử dụng đất một cách tràn lan, khai thác triệt để, kiệt

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội (Trang 65)