Ảnh hưởng của ô nhiễm khơng khí đến con ngườ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng tiêu chuẩn khí thải cho phương tiện giao thông ở việt nam (Trang 37 - 40)

Khơng khí là mơi trường sống của con người nên chất lượng khơng khí có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tuổi thọ của con người. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, phơi nhiễm khơng khí ơ nhiễm có liên quan đến việc tăng tỷ lệ chết do tất cả các nguyên nhân cũng như do bị bệnh tim mạch, hô hấp và việc tăng số bệnh nhân nhập viện.

Ơ nhiễm khơng khí có thể là ơ nhiễm trong nhà (nơi ở, nơi làm việc) do việc đun nấu hút thuốc ... hay ơ nhiễm ngồi trời do khí thải cơng nghiệp và các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây ra. Trong khu vực nội thành các thành phố thì ơ nhiễm ngồi trời chủ yếu là do khí thải của phương tiện giao thơng cơ giới. Các tính tốn chỉ ra rằng, tác động của ơ nhiễm khơng khí ngồi trời đến sức khỏe người dân các thành phố trên thế giới là rất lớn. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2002 thì hàng năm, ơ nhiễm PM ngồi trời ởcác đơ thị gây ra 3 % cái chết do bệnh tim phổi ở người lớn; 5 % cái chết do bệnh khí quản, phế quản và phổi; 1 % cái chết do bị nhiễm đường hơ hấp cấp tính ở trẻ em trong tất cả các nguyên nhân. Tổng cộng gây nên cái chết của 800.000 người (1,2 %) và làm giảm 4,6 triệu năm tuổi thọ (0,5 %). Nhưng 2/3 số này lại thuộc các nước đang phát triển ở châu Á.

Theo báo cáo các vấn đề môi trường 2005 của Ngân hàng thế giới dự báo thì chi phí do tác động của ô nhiễm khơng khí liên quan đến sức khoẻở các thành phố lớn của Iran như Tehran, Mashad và Isfrahan là 1.5 % GDP hàng năm của nước này. Theo một nghiên cứu khác của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 4-8 % các trường hợp tử vong hàng năm trên thế giới có liên quan đến ơ nhiễm khơng khí. Theo Cục kiểm sốt ơ nhiễm Thái Lan, ơ nhiễm khơng khí PM10 ngoài trời năm 1993 tại Băng cốc làm 2.100-5.000 người chết; 9.000-27.900 trường hợp mới mắc bệnh hô hấp mãn tính; 1.680-4.710 trường hợp nhập viện vì tim mạch và hô hấp; gây thiệt hại 4,2-10,5 tỷđô la [3].

Do chi phí cao, thiếu dữ liệu thống kê và các điều kiện khác nên cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu về tác động sức khỏe của ơ nhiễm khơng khí mới chỉ được thực hiện ở các nước phát triển và chỉ đối với một số chất độc hại chủ yếu. Đối với các nước đang phát triển thì kết quả nghiên cứu đánh giá thường được ngoại suy từ các kết quả nghiên cứu sẵn có ở các nước phát triển. Trong khi đó, các nước đang phát triển ở châu Á khác biệt căn bản so với các nước châu Âu hay Bắc Mỹ vềđiều kiện và mức độ phơi nhiễm ô nhiễm khơng khí cũng như tình trạng sức khỏe của người dân. Một biểu hiện cụ thể là số người sử dụng xe mô tô, xe gắn máy làm phương tiện di chuyển (rất phổ biến ở các nước đang phát triển) có mức độ phơi nhiễm cao gấp nhiều lần người đi ô tô (chủ yếu ở các nước phát triển). Những khác biệt này làm cho ước tính đánh giá tác động sức khỏe cũng như về thiệt hại kinh tế do ơ nhiễm khơng khí có độ tin cậy khơng cao. Trong khi cần có thời gian để thực hiện những nghiên cứu thực tế, đánh giá cụ thể trong điều kiện của nước ta thì những nghiên cứu ngoại suy trong thời gian qua cũng mô tả phần nào mức độ tác động và thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí.

Với tác giả Nguyễn Tường Sơn (2003) đề tài:”Lượng giá ảnh hưởng mãn tính của ơ nhiễm bụi trong khơng khí ngồi trời đối với sức khoẻ của dân cư nội thành Hà Nội”. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp tính tốn theo lý thuyết Dose- response function (Ostro, 1994) thực hiện cho Jakarta với các hệ số chuyển đổi để tính tốn tổng thiệt hại cho Hà Nội. Kết quả cho thấy chỉ riêng nội thành Hà Nội

với dân số khoảng hơn 1,4 triệu (trong bốn quận nội thành) mỗi năm có 627 người chết và 1548 người bị mắc bệnh hô hấp do nồng độ cơ bản TSP trong khơng khí ngồi trời vượt q TCVN 5937-1995. Tuy nhiên, việc áp dụng các kết quả nghiên cứu của các nước khác để ước tính ảnh hưởng sức khoẻđối với ngưới Việt Nam sẽ có những hạn chế trong kết quả do sự khác nhau về giới và dân tộc, cấu trúc tuổi, đặc biệt là sự khác biệt về các yếu tố kinh tế xã hội giữa các cộng đồng gây ra. Hay đặc biệt là sự khác biệt vềđiều kiện thời tiết cũng sẽtác động đáng kểđến sức khỏe, đặc biệt là bệnh hơ hấp. Ngồi ra, các đặc điểm về lối sống, tình trạng bệnh nhân mắc các bệnh nặng từtrước, hay mỗi quan hệ giữa ô nhiễm ngoài trời và trong nhà cũng chưa được đề cập trong nghiên cứu.

Các nghiên cứu dịch tế học vềcác tác động tới sức khoẻ do ô nhiễm khơng khí ở thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy rằng các loại bệnh có liên quan đến đường hô hấp tăng nhanh cùng với sự tăng nồng độ các chất ơ nhiễm có trong khơng khí xung quanh. Số trường hợp bệnh nhân phải nhập viện do các bệnh liên quan đến đường hô hấp tăng từ năm 1996 là 82.060 trường hợp đến năm 2000 là 87.439 trường hợp [3].

Theo một tính tốn ước tính tỷ lệ người mắc bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh do ơ nhiễm khơng khí từ sự phát thải của các phương tiện giao thơng vận tải có thể ước tính số người bị tử vong hàng ngày và số bệnh nhân phải nhập viện do ô nhiễm khơng khí tại thành phố Hồ Chí Minh, 2005.

Bảng 1.3 Tác động sức khỏe do ơ nhiễm khơng khí tại Tp. HCM [3]

Nội dungtác động 2001 2005 2010 2015

Số trường hợp tử vong 6,01 7,68 10,88 14,18 Số trường hợp phải nhập viện 8,58 10,96 15,53 20,23

Một nghiên cứu khác về thiệt hại kinh tế do ô nhiễm khơng khí tại Hà Nội cho thấy mỗi ngày Hà Nội bị tổn thất khoảng 1 tỷ VND do ơ nhiễm khơng khí [3].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng tiêu chuẩn khí thải cho phương tiện giao thông ở việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)