Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 25 - 30)

9. Kết cấu của luận văn:

1.4. Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái

Trược khi đi vào phân tích thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đối tại Vietcombank, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số sự kiện thất bại trong quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của một số ngân hàng trên Thế giới và phân tích nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm từ các sự kiện đó.

1.4.1. Bài học tài chính kinh điển của ngân hàng Barings và Nicolas Leeson

Vào năm 1995, chỉ trong vịng có một tuần lễ, Nicolas Leeson, một nhân viên ngân hàng Barings đã làm tiêu tan trong mây khói gần 1 tỷ euros, bằng số tiền mà ngân hàng này tích luỹ hàng năm trong suốt gần 250 năm. Sự kiện này đã gây chấn động hệ thống ngân hàng nước Anh vì Barings là một ngân hàng danh tiếng và rất có uy tín tại Anh. Nhiều cuộc phân tích sự việc đã được tiến hành để tìm ra các bài học kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ở châu Âu.

Leeson mặc dù tốt nghiệp ở Cambridge nhưng đã từng trượt phổ thông tại một trường trung học ngoại ô London và “dốt đặc” về mơn tốn như mọi người thường nói. Thế nhưng, vào giữa thập kỷ 90, chính một mình Nicolas Leeson lại thu về 30% tổng số lợi nhuận của ngân hàng Barings. Điều này lúc đó được đánh giá là một nỗ lực phi thường!

Khi Leeson được bổ nhiệm phụ trách Chi nhánh của Barings tại Singapore, Leeson thực hiện đầu cơ vào tỷ giá hối đối và mọi chỉ số chứng khốn có liên quan đến tỷ giá hối đoái, nhân viên ngân hàng Nicolas Leeson hoạt động trên thị trường phái sinh có thể bán lại với giá cao hơn 200 lần, còn Barings ở London nhắm mắt làm ngơ, để mặc cho Nicolas Leeson muốn làm gì thì làm. Nicolas Leeson nắm cả khâu kinh doanh lẫn khâu kiểm soát, thật là một điều hiếm thấy trong kinh doanh ngân hàng. Tại Singapore, Nicolas Leeson thực sự là một ngôi sao, mọi nhà kinh doanh ngân hàng đều thán phục Nicolas Leeson và giành giật nhau vinh hạnh được thân quen với anh ở quán rượu Harry, nơi mọi người thường được mời đến uống một ly nhỏ sau giờ đóng cửa thị trường chứng khốn.

Sự việc bắt đầu tồi tệ sau vụ động đất ở Nhật Bản. Chỉ số chứng khoán Nikkei tại Nhật Bản (tương tự chỉ số Dow Jones) bất ngờ sụt thấp trong khi Nicolas Leeson lại đặt cược là lên. Lẽ ra phải dừng ngay lại, Nicolas Leeson vẫn tiếp tục mua vào các hợp đồng, mỗi hợp đồng lên đến 180 nghìn bảng Anh khiến tổng số tiền tung ra lên tới 21 triệu euros. Cách làm này của Nicolas Leeson chẳng khác gì hành động của một con bạc đang khát nước. Nicolas Leeson đặt hết tiền vào con bài đỏ thì nó lại về con bài đen.

Một ngày sau đó, Peter Barings bị chng điện thoại réo vang đánh thức. Từ đầu dây bên kia người ta báo là Nicolas Leeson đã biến mất. Cùng ngày hơm đó, ban giám đốc Barings đã họp khẩn cấp. Bước đầu, các chuyên gia của Barings ước tính ngân hàng bị thua lỗ khoản 800 triệu euros. Đến cuối ngày thì con số này tăng lên gấp đơi. Sau đó vài ngày, các báo cơng bố kết quả kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Barings cho thấy tình trạng nguy hiểm do hậu quả các hoạt đông ngân hàng

mà Leeson gây ra ở Singapore. Tờ Financial Times cơng bố tình trạng tài chính của Chi nhánh Ngân hàng Barings ở Singapore, theo đó có ngày chi nhánh này đã lỗ gần 100 triệu euros. Sau đó một tháng, Deustche Bank đã đề nghị mua lại Barings với giá 1 tỷ bảng Anh.

Bài học kinh nghiệm:

Sai sót lớn nhất dẫn đến hậu quả trầm trọng của ngân hàng trên là hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng thiếu sự tách bạch giữa khâu kinh doanh và khâu kiểm sốt, để cho Leeson một mình quản lý cả hai khâu. Do đó, Leeson đã lợi dụng việc quản lý cả hai khâu này mà che dấu được hội sở ở London các giao dịch đầy rủi ro của việc đầu cơ vào tỷ giá hối đoái của Leeson.

Ban lãnh đạo của Baring khơng có sự hiểu biết đầy đủ về các sản phẩm phái sinh, không quan tâm đến các giao dịch phái sinh mà Leeson thực hiện ở Singapore, vì lợi nhuận trước mắt mà để mặc cho Leeson muốn làm gì thì làm cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vụ bê bối tài chính trên.

1.4.2. Bài học quản trị rủi ro từ vụ lừa đảo lớn nhất năm 2001

John Rusnak sinh năm 1971, là nhân viên của ngân hàng Allfirst Financial Inc., một ngân hàng thuộc tập đồn Allied Irish Bank (Ireland), có 250 chi nhánh ở nước Mỹ. Rusnak nổi danh trong thế giới đầu cơ không phải nhờ thành công, mà là bởi những thất bại và làm thua lỗ của Allfirst Financial Inc. lên đến 691 triệu USD.

Với phương châm lấy đầu cơ nuôi đầu cơ, Rusnak đầu cơ khơng phải vì làm giàu cho bản thân mà chỉ để thể hiện mình, gây dựng hình ảnh của mình trong cơng ty mà thơi. Rusnak lựa chọn cách kinh doanh đầu cơ vào biến động của tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng Yên của Nhật Bản. Sau một thời gian “xuôi chèo mát mái”, đến đầu năm 2001, đồng Yên mất giá so với USD.

Đầu năm 2002, hàng loạt các khoản nợ đến hạn trả và Rusnak biết khơng cịn cách nào khác là phải ra đầu thú. Ngày 6/2/2002, ông này ra đầu thú tại Cục điều tra

liên bang (FBI) với tổng số tiền thiệt hại gây ra cho công ty ông đang làm là 691 triệu USD.

Bài học kinh nghiệm:

Rusnak thực hiện thành công hoạt động đầu cơ dựa vào biến động tỷ giá là do sự thất bại trong cơ chế kiểm tra, của kiểm toán và quản trị rủi ro của ngân hàng. Cấp trên của Rusnak không nhận ra được hoạt động của anh ta và sự ỷ lại của ban lãnh đạo đối với người phụ trách phòng kinh doanh ngoại hối và tiền tệ.

Qua các bài học kinh nghiệm, ta có thể thấy tầm quan trọng của nhà lãnh đạo và ban quản trị, kiểm sốt rủi ro đóng vai trị rất quan trọng trong quản trị rủi ro tỷ giá, ngồi ra, các khâu kinh doanh và kiểm sốt cần phải được phân chia rạch ròi, nhằm tránh che đậy các tình trạng đầu cơ vào biến động tỷ giá trong ngân hàng thương mại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản về tỷ giá, rủi ro tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tỷ giá. Tác giả cũng đã trình bày khái niệm và quy trình của quản trị rủi ro tỷ giá trong ngân hàng, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tỷ giá hối đối, từ đó, chúng ta có thể nắm được những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tỷ giá hối đối làm nền tảng cho phần phân tích sau tại Vietcombank.

Hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đối đóng vai trị rất quan trọng đối với NHTM, nó khơng chỉ giúp NHTM phịng ngừa, giảm thiểu rủi ro tỷ giá mà còn biến rủi ro thành những cơ hội tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Nó cũng có những vai trị nhất định đối với khách hàng của NHTM và nền kinh tế.

Phần cuối chương 1, tác giả đề cập những bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của một số ngân hàng thương mại trên thế giới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. Thực trạng biến động của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 2008-quý III/2014.

Hiện nay, số lượng các cặp tỷ giá hối đoái được các ngân hàng thương mại niêm yết tỷ giá vào khoảng hơn 20 cặp tỷ giá. Trong đó, cặp tỷ giá USD/VND đóng vai trị quan trọng nhất đối với nền kinh tế Việt Nam vì đồng đơ la Mỹ (USD) đóng vai trị phổ biến và chính yếu trong giao dịch đối ngoại và các doanh nghiệp ở Việt Nam, hầu hết các ngân hàng chỉ kinh doanh đồng đô la Mỹ, tỷ trọng các loại ngoại tệ khác rất ít, chỉ chiếm 5%. Ở Việt Nam, đồng USD gần như được mặc định là đồng tiền neo tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá USD/VND. Căn cứ vào tỷ giá quốc tế giữa USD và các đồng tiền ngoại tệ khác, các NHTM sẽ xác lập tỷ giá giữa các ngoại tệ đó với VND. Do đó, để khảo sát tình hình biến động của tỷ giá ở Việt Nam, chúng ta chủ yếu phân tích biến động của cặp tỷ giá USD/VND.

Biến động tỷ giá hối đoái trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ đầu năm 2008 đến ngày nửa đầu năm 2011, đây là khoảng thời gian tỷ giá biến động mạnh mà điển hình là 6 thời điểm ngân hàng nhà nước quyết định tăng mạnh tỷ giá, trong đó nổi bật nhất là ngày 11/02/2011 tỷ giá USD/VND tăng 9,3%.

- Giai đoạn 2: Từ nửa sau 2011 đến nay, đây là giai đoạn tỷ giá ổn định, nhờ vào các chính sách bình ổn tỷ giá, NHNN đã thành cơng trong ổn định lại tỷ giá và thị trường ngoại hối, khơng cịn tình trạng q căng thẳng cung cầu trên thị trường như giai đoạn trước đó, rủi ro tỷ giá các NHTM phải đối mặt giảm.

Biểu đồ 2.1. Tỷ giá hối đối USD/VND trung bình q trong giai đoạn 2008- quý III/2014 (đơn vị: đồng)

(Nguồn số liệu Biểu đồ 2.1. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Nhỉn vào biểu đồ 2.1, ta có thể thấy trước quý I/2011, tỷ giá biến động mạnh và tăng nhanh, nhưng sau quý I/2011 đến nay, tỷ giá hối đối ổn định hơn, ít biến động, và xu hướng chung là tăng nhẹ. Do vậy, giai đoạn sau quý I/2011 đến nay, rủi ro tỷ giá mà Vietcombank phải đối mặt giảm hơn nhiều so với giai đoạn trước đó khi tỷ giá biến động mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)