Rủi ro tỷ giá hối đoái và thực trạng huy động và cho vay ngoại tệ của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 32 - 35)

9. Kết cấu của luận văn:

2.3. Thực trạng rủi ro tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá hố

2.3.1. Rủi ro tỷ giá hối đoái và thực trạng huy động và cho vay ngoại tệ của

Vietcombank trong giai đoạn 2010-quý II/2014

Để hiểu rõ về diễn biến thực trạng cho vay và huy động ngoại tệ của Vietcombank, ta có thể quan sát biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2. Giá trị huy động và cho vay tất cả các loại ngoại tệ của Vietcombank qua các quý trong giai đoạn 2010-quý II/2014 (Đơn vị cột trái: triệu đồng, đơn vị cột phải: đồng)

(Nguồn số liệu của Biểu đồ 2.2: BCTC của Vietcombank, xem bảng số liệu của biểu đồ ở phần Phụ lục 4)

Chú thích: Biểu đồ trên có trục tung trái là trục dùng cho số liệu của cho vay và

huy động ngoại tệ; trục tung phải là trục dùng cho số liệu của tỷ giá.

- Ta có thể thấy riêng năm 2010, cho vay và huy động ngoại tệ của Vietcombank có khác biệt với diễn biến chung của thị trường, trong khi trong giá trị cho vay ngoại tệ của tất cả các NHTM vượt giá trị huy động ngoại tệ thì Vietcombank lại có giá trị huy động ngoại tệ cao hơn nhiều so với cho vay.

- Năm 2011: Cuối quý I năm 2011, Vietcombank có một lượng huy động ngoại tệ rất cao, nhưng sau đó giảm dần đến cuối năm. Nguyên nhân là do chính sách ổn định tỷ giá tháng IV/2011, NHNN hạ trần lãi suất huy động ngoại tệ, khiến lãi suất huy động ngoại tệ giảm, huy động ngoại tệ trong năm của Vietcombank

17500 18000 18500 19000 19500 20000 20500 21000 21500 0 10000000 20000000 30000000 40000000 50000000 60000000 70000000 80000000 90000000

giảm 8,2% (từ 76.780.813 triệu đồng cuối quý I/2011 còn 70.510.847 triệu đồng vào cuối năm).

Do NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ thêm 2%, buộc các NHTM phải tính tăng lãi suất cho vay để bù đắp chi phí do lượng vốn ngoại tệ khả dụng giảm, nhằm giảm nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp nên tín dụng ngoại tệ vào thời điểm cuối năm có giảm so với đầu năm. Tuy nhiên, do lượng tín dụng ngoại tệ trong quý I quá cao nên tổng lượng tín dụng ngoại tệ của Vietcombank năm 2011 so với năm 2010 vẫn tăng 18% (quý IV/2011 là 72.222.579 triệu đồng so với quý IV/2010 là 61.120.135 triệu đồng)

- Năm 2012: do số dư tiền gửi ngoại tệ của người dân và tổ chức kinh tế có xu hướng giảm, trong khi tại Vietcombank có tỷ lệ cho vay ngoại tệ trên tổng huy động ngoại tệ vẫn ở mức cao, nên Vietcombank đã thông báo sẽ phát hành trái phiếu quốc tế. Nhưng thực tế đến nay chưa được thực hiện được.

Năm 2012 có lãi suất huy động ngoại tệ thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động tiền VND nên huy động ngoại tệ tại Vietcombank giảm mạnh. Tuy nhiên tín dụng ngoại tệ của Vietcombank lại tăng, năm 2012 là năm duy nhất trong giai đoạn 2010-quý II/2014 mà Vietcombank có giá trị cho vay cao hơn giá trị huy động.

- Năm 2013: do mục tiêu chống đơ la hóa của chính phủ, tình trạng đơ la hóa được khắc phục căn bản. Dư nợ tín dụng ngoại tệ của Vietcombank giảm mạnh (giá trị tổng các khoản cho vay ngoại tệ quý III/2013 chỉ có 58.108.941 triệu đồng so với 78.240.398 triệu đồng cùng kỳ năm 2012), trong khi huy động ngoại tệ đã tăng trở lại (73.393.455 triệu đồng cuối năm 2012 tăng đến 83.978.252 triệu đồng cuối năm 2013, tăng 14,4%). Huy động ngoại tệ tăng trong khi tín dụng ngoại tệ giảm đã khiến cho Vietcombank khơng cịn muốn đẩy mạnh kế hoạch vay ngoại tệ thông qua trái phiếu quốc tế của năm 2012.

- 06 tháng đầu năm 2014: Đầu năm 2014, tín dụng ngoại tệ của Vietcombank trong mấy tháng đầu năm đã tăng mạnh trở lại. Nguyên nhân là do sản xuất phục

hồi kéo theo nhu cầu nhập khẩu tăng cao, hơn nữa các doanh nghiệp cũng muốn vay ngoại tệ vì hiện lãi suất vay VND vẫn đang cao hơn lãi suất vay USD trong khi tỷ giá vẫn tiếp tục xu thế ổn định. Huy động ngoại tệ tại Vietcombank cũng đang tăng nhưng tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của cho vay ngoại tệ.

Đối với huy động ngoại tệ, rủi ro tỷ giá xảy ra trong trường hợp sau: lúc huy động tỷ giá thấp, đến ngày đáo hạn, tỷ giá tăng. Đối với cho vay ngoại tệ, rủi ro tỷ giá xảy ra trong trường hợp sau: lúc cho vay tỷ giá cao, đến ngày đáo hạn thu lại khoản vay tỷ giá lại giảm. Thực tế, trong giai đoạn sau 2011 đến nay, biến động tỷ giá hối đối có xu hướng ổn định nên rủi ro tỷ giá xảy ra trong giai đoạn này của hoạt động huy động ngoại tệ và hoạt động cho vay ngoại tệ của Vietcombank không cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)