9. Kết cấu của luận văn:
2.3. Thực trạng rủi ro tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá hố
2.3.2.1. Rủi ro tỷ giá và thực trạng kinh doanh ngoại hối trong năm 2013
Kinh doanh ngoại tệ ngày càng có vị thế quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt với Vietcombank là định chế tài chính hàng đầu Việt Nam về mảng kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chứa đựng nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro tỷ giá, lợi nhuận kinh doanh ngoại hối phụ thuộc rất lớn vào biến động của tỷ giá.
Trong năm 2013, một số NHTM tại Việt Nam đã bị lỗ mạnh ở mảng hoạt động kinh doanh ngoại hối (ví dụ Eximbank bị lỗ hoạt động kinh doanh ngoại hối, quý IV/2014 lỗ gần 229,6 tỷ đồng). Nguyên nhân là do duy trì trạng thái ngoại hối khơng phù hợp và kinh doanh ngoại hối khơng có kinh nghiệm. Ngay cả với Vietcombank, ngân hàng có thế mạnh về hoạt động kinh doanh ngoại hối, dù có kết quả từ mảng hoạt động kinh doanh ngoại hối không bị thua lỗ như những ngân hàng khác, song cũng có mức lợi nhuận của quý IV/2013 bị sụt giảm, đạt khoảng 151 tỷ đồng, so với mức 369 tỷ đồng cùng kỳ năm 2012, chỉ đạt khoảng 40,9% so với năm ngoái. Lũy kế cả năm, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của Vietcombank đạt gần 1.426 tỷ đồng, giảm 62 tỷ đồng so với năm 2012.
Nguyên nhân có sự sụt giảm mạnh lợi nhuận như vậy là do khi tỷ giá đang thấp, Vietcombank đã đổi từ ngoại tệ ra VND để cho vay hoặc cung cấp các công cụ phái sinh tiền tệ hoán đổi kỳ hạn với khách hàng, khi tới hạn, ngoại tệ lại rơi vào thời điểm tỷ giá cao, nên ngân hàng thương mại bị lỗ do sự lên giá của ngoại tệ, hoặc diễn biến hoàn toàn ngược lại cũng gây lỗ cho ngân hàng.
Một ví dụ cụ thể về nguyên nhân gây sụt giảm lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của Vietcombank: Tỷ giá hối đoái tăng vào hai quý đầu 2013, sau đó lại giảm nhẹ ở hai quý cuối 2013 (từ khoảng 20825 VND đổi một đô la Mỹ vào đầu năm 2013, đến cuối tháng 6/2013, tỷ giá đô la Mỹ tăng lên 21180 đồng, sau đó lại giảm xuống cịn 21070 vào cuối năm 2013), còn Vietcombank trong đầu quý III/2013 đã tăng cho vay ngoại tệ mà chủ yếu là đô la Mỹ trong lúc tỷ giá đang lên. Nhưng qua cuối quý IV/2013, tỷ giá lại giảm, do đó Vietcombank đã bị giảm một phần lợi nhuận trong khoản mục kinh doanh ngoại hối trong báo cáo thường niên của ngân hàng.
Tuy giao dịch công cụ phái sinh thuộc giao dịch kinh doanh ngoại hối của ngân hàng cùng với giao dịch giao ngay, nhưng vì cơng cụ phái sinh ngoài đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, nó cịn lại một giải pháp giúp ngân hàng phịng ngừa rủi ro tỷ giá hối đối nên chúng ta sẽ xét riêng thực trạng phát triển công cụ phái sinh ở phần tiếp theo.
2.3.2.2. Rủi ro tỷ giá và thực trạng phát triển công cụ phái sinh tại Vietcombank trong giai đoạn 2009-2013
Rủi ro tỷ giá và thực trạng phát triển công cụ phái sinh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong năm 2013
Ở Việt Nam, các giao dịch mua bán ngoại tệ tại NHTM Việt Nam chủ yếu là giao dịch giao ngay. Nhưng thực tế phát triển cho thấy thị trường chứng khoán phái sinh đang đóng vai trị ngày càng quan trọng trong việc phịng chống rủi ro của các nhà đầu tư cũng như các trung gian tài chính.
Các cơng cụ phái sinh cũng đóng vai trị quan trọng trong việc bảo hiểm, ngăn ngừa rủi ro cho các hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là hệ thống các ngân hàng thương mại.
Kinh doanh nghiệp vụ phái sinh sẽ làm sản phẩm kinh doanh của ngân hàng thêm đa dạng, phong phú, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, thị trường chứng khốn phái sinh cũng tiềm ẩn những rủi ro rất lớn tới thị trường tài chính.
Thơng qua các sử dụng các cơng cụ phái sinh, các ngân hàng không những đã giảm thiểu được rủi ro tỷ giá, thậm chí một số ngân hàng cịn có một khoản lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ: Sacombank đã có một khoản lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối là 7% (năm 2010) trong tổng lợi nhuận, của Vietcombank là 10, 25% (năm 2010).
Công cụ phái sinh là một dịch vụ của ngân hàng hiện đại, dựa vào bảng 2.1, ta có thể thấy hiện nay nhiều NHTM tại Việt Nam đã sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ trong mảng dịch vụ của ngân hàng.
Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại một số NHTM tại Việt Nam vào thời điểm tháng 07/2013.
Ngân hàng
Kỳ hạn Quyền chọn Hoán đổi
Ngoại tệ Vàng Tương lai Ngoại tệ VND Vàng Tiền tệ Lãi suất SCB X X BIDV X X X X X VCB X X X X X X VIB X X X X X ACB X X X X Techcombank X X X MB X X X X Eximbank X X X X X X Vietinbank X X X X Agribank x X
(Nguồn Bảng 2.1: Tiến sĩ Nguyễn Thị Loan - Đại học Ngân hàng TP.HCM,
Tạp chí tài chính, số ra tháng 07/2013, trang 09)
Rủi ro tỷ giá và thực trạng phát triển công cụ phái sinh của Vietcombank trong giai đoạn 2009-2013
Hiện nay, Vietcombank đã sử dụng đầy đủ các công cụ phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Bao gồm: kỳ hạn ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ, hoán đổi ngoại tệ và giao dịch ngoại hối tương lai.
Do Vietcombank ngày càng chú trọng phát triển công cụ phái sinh tiền tệ nên tỷ trọng giao dịch phái sinh tiền tệ của ngân hàng có xu hướng ngày càng đóng vai trị quan trọng trong tổng lượng giao dịch ngoại tệ của ngân hàng.
Để hiểu hơn về thực trạng công cụ phái sinh tại Vietcombank, ta xét bảng sau về giá trị hợp đồng và lãi/lỗ của hai cơng cụ phái sinh hốn đổi tiền tệ và kỳ hạn tiền tệ:
Bảng 2.2. Giá trị hợp đồng và khoản lãi/lỗ từ hoán đổi tiền tệ và kỳ hạn tiền tệ của Vietcombank trong giai đoạn 2009-2013 (Đơn vị tính: triệu VND)
Năm Hốn đổi tiền tệ Kỳ hạn tiền tệ
Giá trị hợp đồng Lãi/lỗ Giá trị hợp đồng Lãi/lỗ
2009 3.670.400 81.843 - -
2010 785.568 24.250 145.704 10.436
2011 2.678.869 -28.760 1.564.226 17.286
2012 11.506.397 30.749 17.968.332 -36.210
2013 9.302.023 58.983 10.817.048 77.742
(Nguồn Bảng 2.2: Báo cáo tài chính các quý của Vietcombank trong giai đoạn 2009 - 2013)
Ta có thể thấy khối lượng giao dịch các công cụ phái sinh tiền tệ của Vietcombank có xu hướng chung là tăng trong giai đoạn 2009-2013. Kết quả kinh doanh từ cơng cụ hốn đổi tiền tệ và kỳ hạn tiền tệ trong giai đoạn 2009-2013 của Vietcombank nhìn chung là có lãi.
Để thấy rõ sự tăng trưởng của công cụ phái sinh tiền tệ, ta xét tỷ trọng giao dịch phái sinh tiền tệ trong tổng giao dịch ngoại tệ của Vietcombank trong giai đoạn nảy.
Bảng 2.3. Tỷ trọng giao dịch phái sinh tiền tệ trong tổng giao dịch ngoại tệ của Vietcombank (Đơn vị tính: %)
Năm Tỷ trọng giao dịch ngoại tệ giao ngay Tỷ trọng giao dịch phái sinh ngoại tệ
2009 99,892 0,108
2010 96,171 3,829
2011 91,255 8,745
2012 85,09 14,91
(Nguồn Bảng 2.3: BCTC của Vietcombank trong giai đoạn 2009-2013 và tính tốn của tác giả)
- Năm 2009, tỷ trọng giao dịch phái sinh ngoại tệ so với tổng khối lượng giao dịch ngoại tệ là rất thấp, chỉ có 0,108%. Sang năm 2010, tỷ trọng tăng mạnh lên 35 lần so với năm trước, điều này chứng tỏ phái sinh tiền tệ đã trở thành một hoạt động thường xuyên của ngân hàng.
- Tỷ trọng giao dịch công cụ phái sinh tiếp tục tăng nhanh qua hai năm tiếp theo, tăng lên đến 8,745% năm 2011 và đến 14,91% năm 2012. Tuy đến năm 2013, tỷ trọng giao dịch phái sinh tiền tệ có giảm so với năm 2012, nhưng vẫn đạt trên 8,5% trong tổng lượng giao dịch ngoại tệ.