9. Kết cấu của luận văn:
3.3. Các kiến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho hoạt động quản
3.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài Chính
- Hầu hết các chỉ tiêu tài chính mà khách hàng cung cấp cho Ngân hàng đều nằm trong Báo cáo tài chính hoặc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, để tăng cường tính chính xác của các báo cáo này, Bộ tài chính cần phải tăng cường hồn thiện các quy định chuẩn mực kế toán của nước ta. Các quy định và chuẩn mực có hồn thiện thì các số liệu tài chính sẽ mang tính chính xác cao hơn, nhờ đó, kết quả đánh giá phân tích, dự báo thị trường sẽ chính xác hơn.
- Bộ Tài chính cần nghiên cứu ban hành chuẩn mực liên quan đến cơng cụ tài chính phái sinh và ghi nhận về kế toán thuế liên quan đến công cụ này đối với doanh nghiệp.
- Hoàn thiện quy các quy định, chuẩn mực về kế toán, kiểm toán các NHTM, tránh các NHTM thực hiện đầu tư quá mức vào một ngoại tệ, không thực hiện hoặc thực hiện đầy đủ các quy định.
- Quản lý tốt ngân sách nhà nước. Nâng cao nguồn dự trữ về ngoại hối, đảm bảo NHNN đủ lượng ngoại tệ để có thể thực hiện nhanh chóng các biện pháp điều chỉnh thị trường khi cần thiết.
- Quản lý tốt thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán phát triển cũng là một nhân tố giúp các hoạt động ngân hàng, trong đó có hoạt động ngoại hối và cơng cụ phái sinh phát triển.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đơn vị đang hoạt động trong ngành bảo hiểm, đảm bảo các doanh nghiệp này có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm tiền tệ của mình với các ngân hàng thương mại.
- Thực hiện tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch có liên quan đến ngoại hối cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các NHTM biết để lên kế hoạch quản trị rủi ro cho phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá tại Vietcombank, giải pháp trước mắt Vietcombank cần tập trung thực hiện ngay đó là phải xây dựng mơ hình dự báo biến động tỷ giá trong tương lai và xây dựng mơ hình định lượng đo lường rủi ro tỷ giá, mơ hình tính tốn trạng thái ngoại hối tối ưu và tiếp tục hồn thiện mơ hình phân tích, dự báo rủi ro thị trường, dự báo ngành… Thực hiện dự báo tỷ giá có tốt thì các chính sách quản trị rủi ro tỷ giá mới phù hợp với thực tế.
Trong khi đó, các giải pháp về hoàn thiện lại quy trình rủi ro là giải pháp thực hiện lâu dài. Vietcombank cần thực hiện các giải pháp để hồn thiện lại quy
trình quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại ngân hàng, quản trị rủi ro tỷ giá cần thực hiện theo mơ hình quản lý dữ liệu tập trung của mình, kiểm sốt chặt chẽ trạng thái ngoại hối của các chi nhánh, thống nhất luồng tiền, trạng thái các loại ngoại tệ kinh doanh, trạng thái tài khoản.
Vietcombank nên đào tạo nâng cao năng lực làm việc, kinh nghiệm, kiến thức, đạo đức, trình độ anh ngữ của nhân viên quản trị rủi ro tỷ giá và nhân viên kinh doanh ngoại hối, nâng cao sử dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản trị ngoại hối và quản trị rủi ro tỷ giá.
Ngoài ra, trong tương lai, Vietcombank cần phải gia tăng sử dụng công cụ phái sinh để đảm hiểm rủi ro tỷ giá, đảm bảo lợi nhuận ổn định.
NHNN, Chính phủ, Bộ Tài chính cần thực hiện các biến pháp hỗ trợ hoạt động quản trị rủi ro cho các NHTM như hoàn thiện hành lang pháp lý, các quy định về trạng thái ngoại hối, hồn thiện, bổ sung các quy định về cơng cụ phái sinh, tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo các NHTM thực hiện đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái.
KẾT LUẬN
Hoạt động với tư cách là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, với lĩnh vực Ngoại hối là lĩnh vực chính của ngân hàng, lượng ngoại tệ sử dụng trong kinh doanh hàng ngày và trong dự trữ của Vietcombank là rất lớn. Hệ quả là những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái sẽ gây tổn thất lớn cho ngân hàng nếu Vietcombank khơng có một mơ hình quản trị rủi ro có hiệu quả. Ta có thể thấy quản trị rủi ro tỷ giá đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank trong giai đoạn 2008 - q II/2014 nhìn chung là ln có lợi nhuận dương, trạng thái ngoại hối của ngân hàng từ năm 2011 đến nay ln duy trì ở trạng thái dương. Biến động tỷ giá hối đối tuy có ảnh hưởng đến lợi nhuận của Vietcombank nhưng khơng thực sự có ảnh hưởng rõ rệt đối với giá cổ phiếu của ngân hàng.
Vietcombank rất xem trọng mục tiêu quản trị cho ngân hàng. Để quản trị rủi ro cho hoạt động ngân hàng, trong đó có rủi ro tỷ giá, Vietcombank đã nỗ lực xây dựng và triển khai các mơ hình định lượng đánh giá, phân tích, dự báo rủi ro thị trường, rủi ro ngành…, các nhóm quản trị rủi ro và nhóm kiểm tra khơng ngừng kiểm tra, phân tích, phát hiện những rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu để khắc phục, ngăn chặn rủi ro, cũng như phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra cho Vietcombank. Đây là một định hướng tốt cho ngân hàng, Vietcombank nên tiếp tục phát huy.
Tuy nhiên, đến nay, do tình hình tỷ giá ổn định, rủi ro tỷ giá vẫn chưa là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngân hàng nên Vietcomank vẫn chưa bắt tay xây dựng mơ hình đo lường rủi ro tín dụng, cũng như mơ hình đo lường trạng thái ngoại hối tối ưu cho từng kịch bản biến động của nền kinh tế và lên kế hoạch thực hiện kinh doanh, tích trữ lượng ngoại tệ như thế nào là thích hợp. Vietcombank nên lưu ý điều này và trong tương lai nên đầu tư nghiên cứu, xây dựng mơ hình định lượng rủi ro,
dự báo doanh thu, tổn thất khi rủi ro tỷ giá xảy ra để có thể kinh doanh đúng với kế hoạch cũng dự phòng rủi ro như thế nào là phù hợp.
Vấn đề quyết định để trạng thái ngoại hối như thế nào cũng rất quan trọng, Vietcombank chỉ nên để trạng thái ngoại hối mở khi nào tin tưởng về xu hướng biến động của tỷ giá trong tương lai là có lợi, và cũng khơng nên để trạng thái mở với giá trị lớn và thường xuyên. Nhưng tốt nhất là nên để trạng thái ngoại hối bằng không, giảm thiểu rủi ro tỷ giá cho ngân hàng.
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, ngân hàng nên sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ hay các hợp đồng bảo hiểm tiền tệ để đảm bảo an toàn lợi nhuận, khoản doanh thu về đúng như dự tính, tránh trường hợp tỷ giá diễn biến quá xấu sẽ dẫn đến tổn thất nặng. Lập danh mục đầu tư các loại ngoại tệ hợp lý, tránh tập trung đầu tư vào một loại ngoại tệ duy nhất.
Ngồi ra, Vietcombank cũng phải ln quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, cập nhật những thông lệ trong nước và quốc tế cho nhân viên quản trị và kinh doanh liên quan đến ngoại tệ, khuyến khích nhân viên nâng cao khả năng ngoại ngữ và khả năng sử dụng ứng dụng, công nghệ hiện đại. Cập nhật ứng dụng công nghệ mới nhất là vấn đề cực kỳ quan trọng trong dự báo, phân tích và quản trị rủi ro tỷ giá. Khảo sát ý kiến khách hàng, đẩy mạnh phát triển công cụ phái sinh tiền tệ giúp khách hàng giảm rủi ro tỷ giá với phương châm là hai bên cùng có lợi.
Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và Bộ Tài chính cũng phải ln hỗ trợ cho hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá của Vietcombank và các ngân hàng thương mại. Nên tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng và công cụ phái sinh, cũng như tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh ngoại hối, trạng thái ngoại hối của các ngân hàng, tránh trường hợp đầu cơ ngoại tệ hay ngân hàng để trạng thái ngoại hối mở quá cao, dễ gây nguy hiểm cho ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Bách khoa toàn thư mở. Tra cứu các khái niệm tỷ giá hối đoái và các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tỷ giá <http://en.wikipedia.org/wiki/> [Ngày truy cập 10 tháng 09 năm 2014]
2. Bùi Quang Tín, 2013. Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các
ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ,
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Cơng ty đầu tư Stockbiz. Tra cứu dữ liệu giá cổ phiếu của Vietcombank <http://www.stockbiz.vn/Stocks/VCB/HistoricalQuotes.aspx> [Ngày truy cập 30 tháng 09 năm 2014]
4. Hà Anh Dũng. Bàn về rủi ro trong kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam. Tạp
chí tài chính, số tháng 06/2013, trang 3.
5. Nhóm phóng viên Gafin. Việt Nam đồng mạnh hay yếu. Tạp chí Gafin, số ra tháng 06/2014.
6. Nguyễn Thị Kim Thanh. Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh và một số lưu ý hiện nay cho Việt Nam. Tạp chí tài chính, số ra tháng 04/2013, trang 10.
7. Nguyễn Thị Loan. Phát triển cơng cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí tài chính, số ra tháng 07/2013, trang 09.
8. Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Tuyết, 2013. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá cổ phiếu tại TP.HCM. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số tháng 07/2013, trang 37-39.
9. Ngân hàng Nhà nước. Tra cứu tỷ giá bình quân liên ngân hàng. <http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/qlnh/tygia/tgbq?_adf. ctrl-state=1cgpytoz0v_4&_afrLoop=6051228740660900> . [Ngày truy cập 10 tháng 09 năm 2014]
10. Ngân hàng Thế giới. Tra cứu giá dầu thế giới, lạm phát của Việt Nam và Mỹ, lãi suất thực của Việt Nam và Mỹ.
<http://data.worldbank.org/indicator> . [Ngày truy cập 05 tháng 09 năm 2014] 11. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, 2008-quý II/2014. Báo cáo tài chính quý I/2008 đến quý II/2014. Hà Nội, 2008-quý II/2014
12. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Tra cứu về giới thiệu và giá trị nổi bật của Vietcombank, các cơng cụ phái sinh tiền tệ và lợi ích sử dụng các công cụ. < https://www.vietcombank.com.vn/> [Ngày truy cập 15 tháng 09 năm 2014]
13. Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2014. Dự báo và phân tích dữ liệu.
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Quang, 2014. Giữ trạng thái ngoại tệ âm, ngân hàng Việt bị “lỗ” bao nhiêu. Tạp chí Bizlive, số ra ngày 21/06/2014.
16. Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2013. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Trần Huy Hoàng, 2010. Quản trị Ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định, 2012. Tài chính quốc tế. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Trần Sĩ Mạnh và Đỗ Khắc Hưởng, 2011. Đo lường sự dao động của chỉ số VN-Index thơng qua mơ hình Garch. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 130, trang 01.
20. Võ Thị Thúy Anh. Quản lý rủi ro hối đoái trong giao dịch quốc tế. Tạp
chí Khoa học và Cơng nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 2(31).2009, trang 2-4.
21. Xuân Thành, 2012. Kinh tế lượng về chuỗi thời gian II: Dự báo mơ hình
Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. Sandra Chamberlain and partners, 1996. The Exchange Rate Exposure of U.S. and Japanese Banking Institutions. The Wharton School, online. Available at
<http://www.fic.wharton.upenn.edu/fic/papers/96/9655.pdf> [Accessed August 30, 2014]
2. Suzanne and partners. Market, interest rate and foreign exchange rate risk in Australia banking, a GARCH-M approach, Queensland University of Technology. Available at
< http://eprints.qut.edu.au/2327/> [Accessed August 30, 2014]
3. Tak-Chuen Wong and partners, 2009. The Foreign Exchange Exposure of Chinese Banks, The HKU Scholar Hub, online. Available at
<http://www.hkma.gov.hk/media/eng/publication-and-research/research/working- papers/HKMAWP08_07_full.pdf> [Accessed August 30, 2014]
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
CƠNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ VÀ LỢI ÍCH SỬ DỤNG
CÁC CƠNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ DO VIETCOMBANK CUNG CẤP A. Giao dịch hối đối kì hạn
Hợp đồng được soạn thảo giữa hai bên, trong đó thanh tốn diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai với mức giá được xác định trước của ngày hơm nay.
Khi muốn phịng ngừa rủi ro tỉ giá biến động, doanh nghiệp có thể sử dụng sản phẩm giao dịch hối đối kì hạn.
Giao dịch hối đối kì hạn là giao dịch mà doanh nghiệp và Vietcombank thỏa thuận việc mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định, trong đó tỉ giá được ấn định ngay tại thời điểm thỏa thuận, ngày giao/nhận là một ngày xác định trong tương lai (nhưng không quá 365 ngày kể từ ngày thỏa thuận).
Lợi ích
- Cố định ngay tỉ giá, tránh được rủi ro biến động trong tương lai;
- Tính tốn ngay được chi phí phát sinh nếu phải chi tiêu bằng ngoại tệ;
- Tránh được rủi ro khan hiếm ngoại tệ trên thị trường.
B. Hoán đổi ngoại tệ
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là giao dịch mà doanh nghiệp thực hiện đồng thời hai giao dịch, một giao dịch giao ngay để mua (hoặc bán) một lượng ngoại tệ và một giao dịch kì hạn để bán (hoặc mua) chính lượng ngoại tệ đó trong tương lai. Tỉ
giá giao dịch, lượng ngoại tệ giao dịch và kì hạn thanh tốn được xác định tại thời điểm kí kết hợp đồng.
Lợi ích
- Khi có nhu cầu sử dụng một loại tiền tệ nhưng không muốn thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ, doanh nghiệp có thể dùng một loại tiền khác sẵn có để trao đổi với Vietcombank;
- Không phải gánh chịu rủi ro tỉ giá như trong giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay và kì hạn;
- Giúp doanh nghiệp quản lí dịng tiền hiệu quả hơn, tận dụng được nguồn ngoại tệ sẵn có;
- Ngồi ra, doanh nghiệp có cơ hội hưởng chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền.
C. Quyền chọn ngoại tệ
Đây là giao dịch giữa bên mua quyền (doanh nghiệp) và bên bán quyền (Vietcombank), trong đó bên mua quyền có quyền nhưng khơng có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định ở một mức tỉ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền thực hiện quyền chọn của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỉ giá đã thoả thuận trước.
Các loại quyền chọn
- Quyền chọn mua (Call option): Là quyền được mua một lượng ngoại tệ tại tỉ
giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm xác định.
- Quyền chọn bán (Put option): Là quyền được bán một lượng ngoại tệ với tỉ
giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm xác định.
Lợi ích
- Giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro dòng vốn trước sự biến động của tỉ giá;
- Với khoản chi phí hợp lí, doanh nghiệp được quyền ấn định tỉ giá phù hợp với lợi ích của mình;
Có cơ hội đầu tư hiệu quả dựa trên những phán đoán về xu hướng tỉ giá.
D. Giao dịch ngoại hối tương lai
Giao dịch ngoại hối tương lai là giao dịch mua/bán ngoại tệ theo tỉ giá được xác định vào ngày giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào 1 thời điểm trong tương lai theo thoả thuận.
Lợi ích
- Doanh nghiệp có nguồn thu từ ngoại tệ này nhưng cần chi tiêu nhiều bằng ngoại tệ khác;
- Cố định ngay tỉ giá, tránh được rủi ro nếu tỉ giá biến động trong tương lai;
- Tránh được rủi ro khan hiếm ngoại tệ trên thị trường.
(Nguồn Phụ lục 1: Website Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt