Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực quốc tế:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 46 - 48)

- Nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội dành cho cá nhân:

2.1.4. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực quốc tế:

- Nợ xấu của ACB phụ thuộc phần lớn vào sự đánh giá khách hàng và chính sách tín dụng của ACB. Có thể việc minh bạch hóa chất lượng tín dụng để xác định biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp đối với danh mục tín dụng cũ và hỗ trợ ra quyết định cho vay chính xác, quản lý rủi ro hiệu quả đối với danh mục tín dụng mới đóng vai trị quyết định trong việc giảm dần nợ xấu cũ

và kiểm soát nợ xấu mới phát sinh của ACB. Muốn vậy ACB phải xây dựng được hệ thống đánh giá rủi ro hiệu quả phù hợp với thông lệ quốc tế. Đó chính là lý do của việc ACB không ngại tốn kém cho ra đời hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp cho ACB trong việc phát hiện nợ xấu phát sinh đến từng khách hàng, xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu xuất phát từ năng lực tài chính của khách hàng hay từ những rủi ro vĩ mô và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Trên cơ sở đó, ACB đưa ra được các biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp để nâng cao chất lượng tín dụng. Với những biện pháp xử lý nợ xấu đã được thực hiện trong năm 2013, nợ xấu của ACB theo thông lệ quốc tế ở mức thấp, theo đánh giá của kiểm toán là 3%

- Đối với những khoản cho vay mới: hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trợ giúp cho việc đánh giá khách hàng mới một cách tồn diện về năng lực tài chính, xu hướng phát triển của doanh nghiệp, khả năng trả nợ, những tác động từ môi trường kinh tế vĩ mơ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp,…để quyết định có cho vay hay khơng và áp dụng chính sách khách hàng phù hợp, đảm bảo cho vay mới an toàn, hiệu quả với mức bù đắp rủi ro thích hợp.

- Hệ thống tín dụng nội bộ là cơ sở để ACB thực hiện quản lý rủi ro tiệm cận với các thông lệ quốc tế.

+ Trên cơ sở hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ACB đã đưa ra chính sách khách hàng để thực hiện cấp tín dụng an tồn, hiệu quả theo thơng lệ quốc tế.

+ Việc phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493, kết quả phân loại nợ của ACB đã ngày càng sát với kết quả phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế và khoảng cách giữa tỷ lệ nợ xấu theo phân loại nợ của AC B

với phân loại nợ của cơng ty kiểm tốn ngày càng được rút ngắn.

- Việc ACB xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493 là cơ sở để hướng hoạt động của ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế, chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện đối với các NHTM Việt Nam.

- Theo đánh giá của Công ty kiểm tốn thì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB đã đảm bảo được các tiêu chuẩn đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng và xác định phân hạng khách hàng của ngân hàng một cách chi tiết, cụ thể và phản ánh đúng được chất lượng tín dụng của ngân hàng phù hợp với các thông lệ quốc tế và theo các yêu cầu của NHNN Việt Nam về phân loại nợ theo điều 7 - Quyết định 493.

Tóm lại: thực tiễn hoạt động tín dụng của ACB thời gian qua cho thấy hoạt động tín dụng ln tiềm ẩn rủi ro, rủi ro tín dụng của tồn hệ thống được quản lý ngày càng tiệm cận với các chuẩn mực của quốc tế. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng ln song hành với hoạt động tín dụng, do đó để tăng trưởng tín dụng đi kèm với quản lý chất lượng tín dụng thì yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng phải được quản lý chặt chẽ và giảm bớt tỷ lệ tổn thất về tín dụng, đảm bảo hoạt động tín được an tồn hiệu quả. Chúng ta cần có những giải pháp thích hợp nhằm quản lý rủi ro tín dụng trong giới hạn cho phép, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh, góp phần phát triển tín dụng bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)