Hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 60 - 62)

+Xử lý nợ có vấn đề:

Tìm hiểu rõ thực trạng kinh doanh, tài sản đảm bảo, thái độ của khách hàng: phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng ; tình trạng và khả năng xử lý tài sản đảm bảo.

Lựa chọn phương pháp xử lý: cẩn uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của từng chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý. Xử lý tài sản đảm bảo là giải pháp cuối cùng sau khi áp dụng mọi biện pháp khác để thu hồi nợ.

+ Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay:

Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản thế chấp. Xem xét kỹ tính pháp lý của tài sản đảm bảo, tuân thủ quy định về các thủ tục pháp lý, công chứng và đăng ký đầy đủ tài sản đảm bảo theo quy định trước khi giải ngân.

+ Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phịng:

Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro.

3.2.3. Giải pháp liên quan đến nhân viên ngân hàng:

Trong tất cả các nguồn lực tạo nên hiệu quả hoạt động của bất cứ một đơn vị nào thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, cốt lõi nhất. Vì thế muốn hoạt động của ngân hàng nói chung và cơng tác quản lý rủi ro tín dụng có hiệu

quả thì cần phải đặc biệt chú ý đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ của đơn vị mình. Vì thế, cần xây dựng một nguồn nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật sâu sắc, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo an tồn tín dụng cho ngân hàng.

Môi trường kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt, cán bộ tín dụng phải đối phó với các lĩnh vực cạnh tranh về tín dụng, lãi suất, cơng nghệ thơng tin và nhất là cạnh tranh về khách hàng. Do đó, đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm nâng cao năng lực cơng tác, tạo sự ổn định và năng động của tổ chức ngân hàng.

Đồng thời cần có những chính sách ưu đãi, khen thưởng thỏa đáng cho các cán bộ tín dụng, Ban lãnh đạo nên tăng cường chính sách ưu đãi cho cán bộ thẩm định để khuyến khích trách nhiệm, ý thức của mỗi cán bộ. Ngồi ra, cần có những xử phạt hợp lý, giúp cán bộ nâng cao tinh thần trách nhiệm và hạn chế thấp nhất tiêu cực xảy ra.

3.2.4. Hồn thiện hệ thống thơng tin đánh giá khách hàng:

- ACB nên thành lập phận chuyên trách thu thập thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định dự án của ngân hàng.

- Cán bộ thẩm định phải thường xuyên lưu ý vấn đề thu thập và lưu trữ thông tin một cách khoa học những ngành nghề do mình phụ trách.

3.2.5. Giải pháp liên quan đến thơng tin xếp hạng tín dụng: - Kinh nghiệm của Ban lãnh đạo doanh nghiệp: - Kinh nghiệm của Ban lãnh đạo doanh nghiệp:

Không phải thời gian điều hành của doanh nghiệp càng lâu càng tốt, vì thực tế cho thấy nhà quản lý giữ vị trí điều hành doanh nghiệp quá lâu dễ dẫn doanh nghiệp đến lối mòn, thiếu sáng tạo, hành động chủ quan duy ý chí và bảo thủ,...Do vậy, khi đánh giá kinh nghiệm của ban điều hành cần thêm nhiều yếu

tố khác như trình độ học vấn, q trình cơng tác và vị trí đã từng nắm giữ trong q trình làm việc,...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)