Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.4 Mẫu nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay còn gọi là chọn mẫu phi xác suất). Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi và tính dễ tiếp cận của đối tượng mà người đi khảo sát có khả năng gặp được đối tượng, do đó kết quả khơng mang tính khách quan và tính đại diện cho một tổng thể cao như là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Lấy mẫu theo phương pháp phi ngẫu nhiên thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề
nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm mục đích hồn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về một vấn đề đang quan tâm nào đó mà không muốn tốn nhiều thời gian và chi phí.
Theo Hair và cộng sự (2006): “Kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ số quan sát/biến đo lường là 5:1, 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát”. Số quan sát hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết; biến đo lường đơn giản là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát. Ví dụ, nếu bảng khảo sát của chúng ta có 30 câu hỏi đo lường, áp dụng tỷ lệ 5:1, cỡ mẫu tối thiểu để EFA sẽ là 30x5 = 150. Kích thước mẫu này lớn hơn kích thước tối thiểu (50 hoặc 100), vì vậy chúng ta cần cỡ mẫu tối thiểu để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA là 150 quan sát. Như vậy, theo nghiên cứu này của tác giả có 30 biến quan sát, suy ra số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là 30 x 5 = 150 mẫu.