Hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố tác động đến hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 37 - 39)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hồn thiện cơng tác tổ chức kế tốn

2.6.4 Hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo COSO năm 2013 về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính đã định nghĩa như sau: “Kiểm soát nội bộ là một quy trình đưa ra bởi Ban quản trị của doanh nghiệp, nhà quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đưa ra sự đảm bảo cho việc đạt được mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ”.

Kiểm soát nội bộ là một khái niệm đã được thảo luận rất nhiều trong các tài liệu nghiên cứu hiện nay. Nó khơng phải là một thủ tục hay chính sách được thực hiện tại một thời điểm nhất định mà nó là một quy trình hoạt động được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ trong đơn vị nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để giảm thiểu các rủi ro và đạt được mục tiêu chung của tổ chức, quá trình này sẽ thay đổi liên tục để thích ứng với mọi thay đổi mà tổ chức sẽ phải đối mặt.

Điều 39, Luật kế toán 2015 cho rằng, “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế tốn các cơ chế, chính sách, quy trình, quy

định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.

Cũng có khái niệm khác nêu rằng: “Kiểm sốt nội bộ và hệ thống kiểm sốt nội bộ cùng có chung mục đích, đều do con người xây dựng, thiết lập nhưng chúng có những điểm khác nhau. Kiểm soát nội bộ thường đi vào kiểm soát với những chính sách, thủ tục, ngun tắc, quy định có tính hệ thống được thừa nhận rộng rãi, phổ biến. Cịn khi nói hệ thống kiểm sốt nội bộ là nói đến các chính sách, thủ tục, các bước kiểm soát do lãnh đạo đơn vị xây dựng có tính chất bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong đơn vị. Vậy, hệ thống KSNB bao gồm cả KSNB và bản thân con người cùng với những phương tiện có tính chất kỹ thuật, cấu trúc hướng vào kiểm sốt mang tính bền vững, ổn định, đảm bảo và lâu dài” theo Tạp chí Tài chính kỳ I, số tháng 11/2016.

Có rất nhiều những quan điểm khác nhau về hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong đó, quan điểm được thừa nhận rộng rãi nhất hiện nay là “Hệ thống KSNB là tồn bộ các chính sách, những quy định, các thủ tục kiểm sốt, các bước cơng việc do lãnh đạo đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị đạt kết quả. Hệ thống KSNB nhằm vào 3 vấn đề lớn, đó là: Tuân thủ luật pháp và quy định; Đảm bảo mục tiêu của hoạt động (hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý); Đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính”.

Theo các nghiên cứu trước về kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng đại học của các tác giả Phạm Thị Hoàng (2013), Nguyễn Thị Hoàng Anh (2014), Nguyễn Thị Thu Hậu (2014) cũng đã chỉ ra rằng hệ thống KSNB giúp các trường chủ động trong việc phịng ngừa, ngăn chặn những sai phạm, kiểm sốt những rủi ro nhằm hồn thiện hơn cơng tác kiểm soát thu chi nội bộ, minh bạch trong BCTC giúp cho bộ phận kế toán cung cấp ban lãnh đạo những thơng tin kế tốn hữu ích và đáng tin cậy, từ đó giúp nhà trường hồn thiện, nâng cao hiệu quả cơng tác kế tốn tại đơn vị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố tác động đến hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)