Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro lã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam VNCB (Trang 67 - 71)

6 Bố cục của đề tài:

2.3 Thực trạng về quản trị rủi ro lãi suất tại VNCB

2.3.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro lã

VNCB.

a) Nguyên nhân chủ quan

 Chƣa nhận thức một cách đầy đủ vai trò của rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng chƣa thực hiện một các toàn diện những biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Những chuẩn mực quốc tế trong việc quản trị rủi ro lãi suất dù đang đƣợc triển khai nhƣng cũng mới chỉ dừng lại ở những giai đoạn đầu tiên. VNCB còn đang gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong việc áp dụng những chuẩn mực đó để phục vụ cho q trình hoạt động của mình.

 Đội ngũ quản trị điều hành và nhân viên của đơn vị chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác quản trị rủi ro lãi suất. Vấn đế rủi ro lãi suất đƣợc coi là khá mới mẻ đối với đội ngũ cán bộ nhân viên của VNCB và còn chƣa đƣợc coi trọng một cách đúng mức. Vì vậy mà cơng tác nhận biết, dự báo và đánh giá rủi ro lãi suất của các cán bộ ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc VNCB bỏ ngỏ những bƣớc quan trọng trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Bƣớc đầu tiên khi xác định mức độ tổn thất của rủi ro lãi suất là việc tính tốn rủi ro lãi suất tác động nhƣ thế nào đến thu nhập ròng và giá trị tài sản của ngân hàng. Việc này đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải thực sự hiểu biết sâu sắc về quản lý tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng, đồng thời cũng phải nắm vững những kiến thức về tài chính để sử dụng các mơ hình lƣợng

hóa rủi ro lãi suất một cách hiệu quả. Đối với VNCB thì đây là vấn đề khá mới mẻ mà nhiều cán bộ ngân hàng chƣa đƣợc trang bị những kiến thức này. Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa, quản lý rủi ro lãi suất cần phải có những cán bộ có chun mơn cao, am hiểu về những biến động trên thị trƣờng tài chính-ngân hàng mà ở các ngân hàng thƣờng là tập trung vào các cán bộ nguồn vốn. Song trình độ nghiệp vụ chuyên môn và khả năng phân tích, ngoại giao của nhiều cán bộ, đặc biệt là ở các ngân hàng quy mơ nhỏ, cịn thể hiện nhiều yếu kém. Điều này dẫn đến khơng ít thiệt hại và những phản tác dụng của các biện pháp phòng ngừa.

 Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết của các cán bộ ngân hàng về các nghiệp vụ phái sinh vẫn cịn rất hạn chế. Các ngân hàng chƣa có đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến thức về tài chính, pháp lý, về thị trƣờng giao dịch, đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các cơng cụ tài chính phái sinh. Điều đó tạo ra những trở ngại nhất định trong việc triển khai các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ngân hàng.

 Công nghệ thông tin chƣa đáp ứng đƣợc công tác điều hành và quản lý rủi ro. Hiện nay, vai trị cơng nghệ thông tin là hệ thống hỗ trợ cho mọi họat động tác nghiệp tại ngân hàng đặc biệt là công tác quản trị rủi ro lãi suất. Trong điều kiện công nghệ thơng tin tại cịn hạn chế, đang trong giai đoạn tái cơ cấu lại tồn bộ thì đây vẫn là một khó khăn mà VNCB phải đối mặt.

 Năng lực tài chính của VNCB nhìn chung còn hạn chế, vốn điều lệ tuy tăng lên khá nhiều nhƣng đang trong tình trạng tăng vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động, khả năng thanh khoản và tính bền vững của hệ thống chƣa cao.

 Cơng tác quản trị tài sản nợ - có, quản trị rủi ro cịn hạn chế: Chính sự yếu kém này sẽ khiến VNCB dễ bị tổn thƣơng trƣớc những rủi ro ngoại sinh từ thị trƣờng tài chính khu vực và quốc tế.

b) Nguyên nhân khách quan

 Môi trƣờng kinh tế vĩ mô: những biến động của môi trƣờng kinh tế vĩ mô nhƣ khủng hoảng kinh tế, lạm phát, bất ổn chính trị,... ln là nhân tố tác

động mạnh mẽ đến hoạt động của NHTM đặc biệt là công tác quản trị rủi ro lãi suất. Một mặt, khi kinh tế biến động hay những bất ổn chính trị xảy ra làm ảnh hƣởng giao dịch thanh toán trên thị trƣờng trực tiếp tác động đến cung tiền tệ. Mà mối quan hệ giữa mức cung tiền tệ và lãi suất là: nếu mức cung tiền tệ tăng so với cầu tiền tệ thì lãi suất bị giảm và ngƣợc lại. Để điều chỉnh kinh tế vĩ mơ ổn định chính phủ thi hành những Chính sách tài chính, Chính sách tiền tệ, NHTW thực hiện chính sách lãi suất tái chiết khấu làm tác động đến hoạt động quản trị rủi ro của NHTM.

 Hành lang pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro lãi suất chƣa đƣợc hoàn thiện. Thị trƣờng tiền tệ Việt Nam chƣa phát triển, vai trò điều tiết của NHNN còn mờ nhạt. Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chƣa có văn bản nào quy định về việc quản lý, đo lƣờng rủi ro lãi suất tại các NHTM, kể cả trong quy chế giám sát của Thanh tra NHNN cũng chƣa có quy định nội dung giám sát này. Một khi cơ quan quản lý chƣa có yêu cầu cụ thể thì các NHTM chƣa thể nhận thức đầy đủ về sự cần thiết cũng nhƣ cách thức thực hiện việc quản lý rủi ro lãi suất và đây cũng chính là một điểm hạn chế cho việc lƣợng hóa rủi ro lãi suất tại các NHTM. Mặt khác, các văn bản pháp lý về nghiệp vụ phái sinh cũng chƣa đƣợc hoàn thiện. Hiện tại, NHNN mới chỉ ban hành các văn bản quy định về nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ nhƣ giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, đối với nghiệp vụ phái sinh lãi suất mới chỉ có giao dịch hốn đổi lãi suất, chƣa có văn bản pháp lý nào đƣợc ban hành để hƣớng dẫn các NHTM thực hiện các nghiệp vụ phái sinh về lãi suất khác nhƣ kỳ hạn tiền gửi (FFD), kỳ hạn lãi suất (FRA), các nghiệp vụ quyền chọn nhƣ CAP, FLOORS, COLLAR,... Đối với các giao dịch phái sinh về chứng khoản nhƣ giao dịch kỳ hạn, quyền chọn trái phiếu, cổ phiếu cũng chƣa có cơ sở pháp lý để thực hiện tại Việt Nam.

 Cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng là nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất. Chính nhu cầu huy động vốn khiến các ngân hàng nâng mức lãi suất lên cao bất kể những rủi ro có thể xãy ra khi tình hình biến động.

 Sự phát triển chậm chạp của các nghiệp vụ phái sinh gây ra từ phía các nhà doanh nghiệp đối tác của các ngân hàng cũng là nguyên nhân gây nên hạn chế trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cịn nhiều dè dặt trong việc áp dụng cơng cụ phái sinh. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện không quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của lãnh đạo và nhân viên trong đơn vị. Bên cạnh đó, kiến thức hiểu biết của nhiều doanh nghiệp về các giao dịch phái sinh và vấn đề phòng chống rủi ro lãi suất cịn q thấp do thiếu nguồn nhân sự có năng lực về sản phẩm phái sinh. Đây là một trở ngại khá lớn làm cho các doanh nghiệp tuy thấy những rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất sắp tới tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của mình, thậm chí nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cịn thấy rõ rằng nguy cơ phá sản do tỷ giá tăng nhƣng họ khơng biết tìm đâu ra nhân sự ở cơ quan mình để thực hiện các chƣơng trình quản trị rủi ro bài bản. Chính vì vậy, các doanh nghiệp khơng sẵn sàng tham gia phịng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn dẫn đến những khó khăn cho các NHTM trong việc phát triển các nghiệp vụ phái sinh.

 Sự phát triển của thị trƣờng tài chính- tiền tệ của Việt Nam còn rất hạn chế: Xét về độ sâu tài chính, mức độ tiền tệ hóa nền kinh tế, thị trƣờng tài chính Việt Nam vẫn còn kém phát triển và lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực, làm cho các công cụ thị trƣờng bao gồm cả lãi suất kém phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, thị trƣờng tiền tệ với sự hoạt động của thị trƣờng mở, thị trƣờng liên ngân hàng cịn ít sơi động. Các giao dịch trên thị trƣờng này cịn mang tính một chiều, tức là một số ngân hàng luôn là ngƣời cung ứng vốn, còn một số ngân hàng ln có nhu cầu vay vốn. Chính vì vậy mà thị trƣờng tiền tệ hoạt động còn rất nhiều hạn chế, chƣa trở thành nơi cung cấp những thông tin quan trọng về mức lãi suất ngắn hạn để có thể hình thành đƣợc đƣờng cong lãi suất, làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất thị trƣờng cũng nhƣ việc định giá các trái phiếu có lãi suất cố định và các hợp đồng phái sinh. Nhƣ vậy, chính sự kém phát triển của thị trƣờng tài chính - tiền tệ đã gây

những khó khăn hạn chế cho các NHTM Việt Nam và cả VNCB trong việc định lƣợng và sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất

 Địa bàn hoạt động của NH: khi mức độ bao phủ thị trƣờng càng cao thì nhu cầu vốn ngày càng cao mới đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng. Từ đó phát sinh khó khăn trong cơng tác huy động vốn dẫn đến dễ xãy ra rủi ro lãi suất. Công tác quản trị rủi ro phải đƣợc tăng cƣờng và điều chỉnh thích hợp với quy mô. Đến 31/10/2013, mạng lƣới hoạt động của VNCB đạt 112 điểm trên tồn quốc do đó phạm vi hoạt động sẽ là thách thức lớn cho công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam VNCB (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)